Tin Tức

CẢNH BÁO CÚM A CÓ THỂ GÂY RA NHIỀU BIẾN CHỨNG

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm vi rút cúm A có thể cải thiện mà không cần dùng thuốc theo toa, nhưng bệnh nhân nên đi khám và được bác sĩ tư vấn để chẩn đoán tình trạng bệnh. Cúm A thường có biểu hiện giống với cảm lạnh thông thường, nhưng chúng có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn.

Cúm A lây lan như thế nào?

Cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn.

Người mắc cúm A thường trong khoảng từ 5 đến 7 ngày thì sẽ hết lây cho những người khác, nhưng khả năng lây bệnh này thường sẽ giảm đi từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 5. Bệnh nhân nhiễm cúm thường có khả năng lây bệnh cho người khác từ thời điểm 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng cúm như sốt, ho, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi… Trong một số trường hợp như trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người mắc cúm nặng có thể lây virus cúm trong thời gian lâu hơn, cho đến khi tất cả các triệu chứng giảm dần.

Thời điểm lây lan mạnh nhất của cúm thường rơi vào khoảng 3 – 4 ngày đầu tiên của bệnh. Đó là thời điểm một người dễ bị lây bệnh cúm A nhất. Một người dễ bị lây nhiễm bệnh cúm A nhất khi hệ miễn dịch của họ suy yếu hoặc khi họ tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh trong thời gian dài. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin phòng cúm có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Đặc biệt là trẻ sinh non dưới 32 tuần tuổi kèm theo những nguy cơ sức khỏe có khả năng mắc cúm cao và diễn biến nặng hơn.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện, nếu có thêm các yếu tố nguy cơ như bệnh nền hen suyễn, rối loạn chuyển hóa, tim bẩm sinh, gan, thận… sẽ dễ mắc cúm và có tỷ lệ biến chứng cao.
  • Người cao tuổi trên 65, hệ miễn dịch đã trở nên suy yếu theo tuổi tác và có thêm các bệnh lý nền như đái tháo đường, tim, phổi, suy thận, suy gan… nên rất dễ mắc cúm.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú do sự thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch suy yếu nên nguy cơ mắc cũng cao hơn. Sau sinh nở, sức khỏe của nữ giới còn bị suy giảm, từ đó tạo điều kiện cho virus cúm tấn công.
  • Tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh: Việc sống chung nhà, làm việc cùng văn phòng hoặc tiếp xúc gần với người đang bị cúm A (trong vòng 1 – 2 mét) trong thời gian dài, đặc biệt khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, sẽ tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Không gian kín, ít thông thoáng sẽ làm tăng nồng độ virus trong không khí, khiến nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
  • Mùa cúm: Nguy cơ nhiễm cúm A tăng cao vào mùa đông, khi thời tiết lạnh và khô, khiến virus cúm dễ dàng tồn tại và lây lan trong không khí.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Việc không rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng, sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm qua đường tiếp xúc (chạm vào mắt, mũi, miệng sau khi chạm vào bề mặt nhiễm virus).
  • Thiếu ngủ, stress: Thiếu ngủ và stress làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Biến chứng của bệnh cúm A

Cúm A có thể gây biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm, trong có một số trường hợp dễ gặp phải biến chứng cúm A như trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi, nhất là người có sức đề kháng kém. Do đó, trẻ em và người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng khi mắc bệnh.

Một đối tượng khác nếu mắc cúm A cũng có thể gặp nguy hiểm, đó là phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể bà bầu cũng bị suy giảm hệ miễn dịch nên rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trong đó bao gồm virus cúm A.

Bệnh cúm A có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan. Cần lưu ý ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tiến triển nặng biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai có thể gây ra biến chứng viêm phổi và những dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch hay bệnh lý van tim, sẩy thai…

Ngoài ra, bệnh cúm A còn có thể gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng có tỷ lệ tử vong cao.

Biện pháp phòng ngừa cúm A

  1. Giữ gìn không gian sống sạch sẽ, thông thoáng

Thường xuyên lau chùi sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn, điện thoại, điều khiển từ xa bằng dung dịch sát khuẩn. Đảm bảo nhà cửa luôn thông thoáng, mở cửa sổ để không khí lưu thông, hạn chế sự tồn tại của virus trong không gian kín.

  1. Khử khuẩn các vật dụng thường xuyên tiếp xúc

Sử dụng cồn 70% hoặc dung dịch khử khuẩn để lau bề mặt tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, bàn phím máy tính, tay vịn cầu thang. Đối với các thiết bị điện tử, sử dụng khăn mềm thấm dung dịch cồn để lau nhẹ, tránh làm hỏng thiết bị.

  1. Duy trì vệ sinh cá nhân tốt

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người có dấu hiệu cảm cúm.

  1. Vệ sinh không gian làm việc và nơi công cộng

Định kỳ khử trùng bàn ghế, máy tính, điện thoại tại văn phòng.

Đối với trường học, bệnh viện, khu vực công cộng, cần có lịch trình vệ sinh và khử khuẩn thường xuyên.

  1. Quản lý rác thải hợp lý

Thu gom và xử lý rác thải đúng cách, đặc biệt là khẩu trang đã qua sử dụng, khăn giấy lau mũi…

Đậy kín thùng rác và vệ sinh thường xuyên để tránh mầm bệnh phát tán.

  1. Giữ gìn vệ sinh thực phẩm

Sử dụng thực phẩm sạch, rửa tay trước khi chế biến thức ăn.

Đảm bảo dụng cụ ăn uống, bát đũa được khử trùng trước khi sử dụng.

  1. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh

Tránh tiếp xúc gần với người bị cúm, không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước

Khi ho hoặc hắt hơi, che miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó vứt khăn vào thùng rác và rửa tay sạch.

  1. Giảm các triệu chứng cảm cúm khó chịu với BỘT NIBICOLD

Kế thừa từ những nghiên cứu và bài thuốc dân gian trong việc hỗ trợ điều trị bểnh cảm cúm của nhiều danh y nổi tiếng. Từ đó cho ra sản phẩm BỘT NIBICOLD có thành phần là các loại thảo dược như: Quế chi, tía tô, phòng phong, sài hồ, cúc hoa, bạch chỉ, trần bì… Ngoài ra còn có thành phần là Đạm thủy phân có chứa 18 axit amin, giúp nâng cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại cá tác nhân gây bệnh

BỘT NIBICOLD có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, cho người bị cảm lạnh, cảm thông thường, cảm mạo phong hàn