Tin Tức

Bác sĩ tiêu hoá chỉ rõ giải pháp đẩy lùi viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày đang trở thành ác mộng của rất nhiều người bởi căn bệnh này để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cuộc trò chuyện với PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Vân Hồng, Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai đã làm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh cũng như giải pháp bảo vệ dạ dày luôn khỏe mạnh với các dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày ở nước ta hiện ở mức nào và nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì, thưa BS?

Viêm loét dạ dày là bệnh lý thường gặp. Ở nước ta, lứa tuổi mắc bệnh lý này nhiều nhất là trung niên và bệnh đang có xu hướng trẻ hoá.

Những người trẻ, người làm việc văn phòng chế độ ăn uống thất thường, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn nhanh, cay nóng, ít tập thể dục thể thao làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày.

Đối với người trẻ, những người làm việc văn phòng chế độ ăn uống thất thường, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn nhanh, cay nóng, ít tập thể dục thể thao làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày.

Bác sĩ tiêu hoá chỉ rõ giải pháp đẩy lùi viêm loét dạ dày - 1
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Vân Hồng, Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ có thể cho biết các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng. Người bệnh sẽ đau khu trú bụng trên ở vùng thượng vị. Cơn đau âm ỉ kéo dài kiểu nóng rát, đau quặn kèm dấu hiệu nôn buồn nôn, ợ hơi, ợ chua và có tính chất chu kỳ liên quan nhịp bữa ăn hay nhịp ngày đêm.

Các cơn đau thường khởi phát khi người bệnh gặp stress, uống rượu bia, hút thuốc lá hay các bữa ăn nhiều đồ cay chua. Có những trường hợp bệnh khởi phát với các biến chứng nặng như: xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng ổ loét dạ dày tá tràng hay ung thư dạ dày.

Khi tình trạng bệnh viêm loét dạ dày kéo dài dẫn đến những biến chứng nguy hiểm thế nào thưa BS?

Bệnh viêm loét dạ dày thường không ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh, trừ những trường hợp có biến chứng nặng. Ví dụ với biến chứng xuất huyết tiêu hóa sẽ có nôn ra máu, đi đại tiện phân máu.

Khi ổ viêm loét sâu gây nên các biến chứng thủng ổ bụng. Người bệnh thường đau bụng dữ dội đột ngột kèm sốt cao. Biến chứng hẹp môn vị có triệu chứng biểu hiện nôn nhiều, nôn ra thức ăn đã đọng lâu, suy kiệt cơ thể, kèm thêm các dấu hiệu mất nước.

Nguy hiểm nhất là biến chứng ung thư dạ dày thường xảy ra trên nền bệnh lý viêm loét dạ dày đã phát hiện từ trước mà không được theo dõi định kỳ, chữa trị dứt điểm. Triệu chứng biểu hiện của ung thư dạ dày rất giống viêm loét dạ dày nhưng kèm theo gầy sút cân nhiều.

Để điều trị viêm loét dạ dày không chỉ cần chú ý tới việc dùng thuốc mà còn cần lưu tâm tới chế độ ăn uống và sinh hoạt, thưa BS?

Trong điều trị viêm loét dày dày tá tràng, tùy mức độ bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau về liều lượng, thời gian. Cách dùng thuốc điều trị phải đảm bảo nguyên tắc: thuốc giảm bài tiết acid, thuốc trung hòa acid, thuốc bọc niêm mạc dạ dày và thuốc điều trị căn nguyên.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh không bỏ thói quen sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… thì không bao giờ điều trị khỏi các tổn thương dạ dày tá tràng. Cùng với đó, người bệnh cũng nên tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, tập thể dục vừa sức, tránh stress cũng như hạn chế ăn thức ăn quá chua, quá cay.

Cùng với việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây y, theo BS, làm thế nào để bảo vệ dạ dày của mình luôn khỏe mạnh với các bài thuốc có thành phần thảo dược nguồn gốc từ thiên nhiên? 

Điều trị kết hợp với các sản phẩm từ bài thuốc Đông y là giải pháp điều trị tốt. Các bài thuốc Đông y có hiệu quả điều trị không mạnh bằng thuốc Tây y nhưng có thể dùng dài ngày, hiệu quả lâu bền hơn. Cách phối hợp tốt nhất là dùng thuốc Tây y chữa qua giai đoạn “cấp” của bệnh sau đó dùng sản phẩm từ bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị hiệu quả và bồi bổ cơ thể.

Xin cảm ơn BS!

Nguồn: 24h.com.vn