Tin Tức

Giải pháp nào khi ngón tay cái bị đau khớp

1. Tìm hiểu về ngón cái

Bề mặt xương của ngón tay cái được bao phủ bởi một lớp sụn, có màu trắng và độ cứng như cao su. Các sụn khớp có chức năng che chắn, tạo bề mặt trơn láng giúp thuận lợi cho khớp chuyển động. Ngoài ra, còn có hệ thống các dây thần kinh, bao hoạt dịch, gân và dây chằng…

25

2. Những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái

2.1 Bị chấn thương.

Bong gân (Bong gân ngón tay cái không chỉ gây đau đớn mà nó còn làm suy yếu khả năng cầm nắm đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ);

 Trật khớp ngón tay cái (có thể gây tổn thương dây chằng hỗ trợ. Nên ngoài triệu chứng là các cơn đau, người bệnh còn thấy xuất hiện thêm tình trạng sưng phù tại khớp bị tổn thương).

 Gãy xương ngón cái (là một chấn thương khác nghiêm trọng hơn bong gân và trật khớp. Nó làm ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật và có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp khi bạn về già.)

2.2 Do mắc các bệnh lý

– Viêm và thoái hóa khớp ngón tay cái, Hội chứng ống cổ tay, Hội chứng ngón cò súng (Trigger finger)…

2. 3. Do các nguyên nhân khác

– Dùng điện thoại quá nhiều: Dùng ngón tay cái gõ, lướt màn hình lặp lại nhiều lần khiến cho khớp ngón tay cái bị mỏi và đau.

-Lạm dụng ngón tay cái: Vì khớp ngón tay cái là khớp khỏe và linh hoạt nhất nên thường bị lạm dụng sử dụng nhiều khiến khớp bị quá tải

-Thói quen bẻ khớp ngón tay: dễ khiến ngón tay cái bị trật khớp

-Tổn thương phần mô thịt ở ngón tay cái: Thông thường cơn đau sẽ đi kèm với các vết bầm tím.

3. Triệu chứng nhận biết đau khớp ngón tay cái

Các dấu hiệu đau khớp ngón tay cái bao gồm: Sưng, cứng khớp và đau ở khớp ngón tay cái; Giảm sức mạnh khi ngắt hoặc nắm bắt các vật; Giảm nhiều chuyển động; Xương phì đại hay xuất hiện ngoài doanh tại gốc của ngón tay cái…

Mức độ đau đớn, cứng khớp và cầm, nắm khó khăn phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu thấy đau khớp ngón tay cái không quá nghiêm trọng, có thể chỉ cần nghỉ ngơi và điều trị tại nhà một vài ngày bệnh sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, không cải thiện nên đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và chữa trị

Nếu đau khớp ngón tay cái đi kèm với các dấu hiệu sau, bạn cần đi khám càng sớm:

Không có khả năng di chuyển ngón tay cái

Đau, cứng nhiều khớp ngón tay.

Xương ngón tay lỏng lẻo, giống như gãy hoặc trật khớp.

Cảm giác tê, châm chích cả ngón tay cái, lan rộng ra cả bàn tay.

Xuất hiện cục u gây đau, nhạy cảm ở khớp ngón tay.

 5. Điều trị thế nào?

Để điều trị đau khớp ngón tay cái, bác sĩ sẽ chỉ định dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp điều trị chung là: Vật lý trị liệu; Thuốc uống; Tiêm; Phẫu thuật…

5.1. Phương pháp điều trị tại nhà nếu triệu chứng không trầm trọng

Nên để ngón tay cái nghỉ ngơi, ngừng các hoạt động gây ra cơn đau: đánh máy, điện thoại, chơi nhạc cụ…

Nên chườm đá vào ngón tay nếu bị sưng, khi đã đỡ sưng thì tiến hành chườm nóng.

Đeo nẹp hoặc nẹp cố định ngón cái giúp giảm đau

Tránh đeo đồ trang sức hoặc găng tay

Có thể uống một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen…

Sử dụng miếng dán giảm đau cho ngón cái

Không nên sử dụng ibuprofen trong 48 giờ đầu tiên sau khi bị thương

Không sử dụng túi chườm nóng hoặc tắm nước nóng trong 2 đến 3 ngày đầu sau khi bị thương

Không nhấc vật nặng hoặc cầm nắm đồ vật quá chặt.

Sử dụng TPBVSK Xương Khớp Nibifa để hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ gân, mạnh cốt.

Với công nghệ hiện đại cùng trí tuệ và sự tận tâm, Xương Khớp Nibifa có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giảm đau, bổ can thận, mạnh gân cốt; hỗ trợ cho cơ xương khớp, giúp giải quyết cơn đau mỏi, tê bì chân tay, đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, cột sống, vai gáy, hỗ trợ các khớp vận động linh hoạt

Xương khớp Nibifa với những thành phần quý gồm Đạm thuỷ phân (chứa 18 loại axit amin, trong đó có 9 axit amin thiết yếu cho cơ thể).

Salicin chiết xuất từ vỏ Liễu trắng, kết hợp với bài thuốc cổ truyền gồm 10 loại dược liệu quý có công dụng hỗ trợ đau nhức, thoái hóa xương khớp, viêm xương khớp… Sản phẩm bồi bổ khí huyết, giúp mạnh gân cốt, góp phần gìn giữ các khớp xương cho người dùng.

Sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc

Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm viên xương khớp xem tại đây: https://nibifa.vn/

Hoặc liên hệ số điện thoại 18001570.

Giấy phép quảng cáo số 3352/2021/XNQC-ATTP do Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp ngày 30/11/2021.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.