Mùa thi đó là thời khắc hầu hết học viên cần học tập “căng như dây cáp đàn”. Bức xúc trong những kỳ thi rất rộng lớn, nhất là hầu hết con cái lại không đầy đủ thói quen và kỹ năng và kiến thức để vượt lên trên qua những stress này. Các bậc cha mẹ nên làm gì để giúp con giải tỏa căng thẳng, có tâm lý thoải mái, tự tin đạt kết quả cao?
Đau bụng khi đến mùa thi… hóa ra bị stress
Đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày… cũng có thể là một trong những dấu hiệu trẻ bị stress. Những cơn đau này thường xuất hiện khi trẻ chuẩn bị bước vào thi học kỳ hoặc trước sự kiện quan trọng. Khi sự kiện qua đi thì các cơn đau này giảm triệu chứng.
Áp lực thi cử đã vô hình khiến cho các em học sinh dễ bị stress. Đau bụng chỉ là 1 trong những biểu hiện thường gặp khi các học sinh bị stress. Ngoài ra stress thi cử còn có các triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, huyết áp thay đổi thất thường, nhịp tim nhanh, trào ngược dạ dày, mót tiểu,…
Theo một nghiên cứu năm 2019 – 2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương với đối tượng là học sinh từ 10-19 tuổi thấy: 55,6% số trẻ có sang chấn tâm lý (áp lực học tập 20%, áp lực gia đình 20,5%, quan hệ bạn trong trường 8,9%). Và kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, là thời điểm các em học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học.
Khi bị stress cơ thể thường phải huy động toàn bộ năng lượng tâm thần để tỉnh táo, tập trung xử lý vấn đề một cách tốt nhất.
Về thể chất, stress làm cho hormone cortisol trong cơ thể tăng, khiến nhịp tim nhanh, huyết áp và chuyển hóa oxy tăng. Toàn bộ cơ bắp cũng sẽ căng cứng khi người bệnh gặp căng thẳng, từ đó tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Nếu các em không thể vượt qua stress, tâm thần luôn trong trạng thái căng thẳng, sự mệt mỏi sẽ trở thành “vòng xoáy” khiến bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, lo âu, ngộp thở, xung huyết dạ dày,… Nặng nhất, nhiều học sinh trở nên thất vọng, tự ti, có những ý nghĩ tiêu cực.
Biểu hiện của stress
Stress, trầm cảm thường diễn biến rất âm thầm, tuy nhiên khi trẻ có những hành vi sau, các bậc làm cha mẹ nên quan tâm: Đầu tiên là hành vi tự hủy hoại bản thân (các vết cứa ở cẳng tay hoặc đùi, cắn móng tay, bấm vào đầu ngón tay..). Việc tự làm đau bản thân này là cách để giải tỏa sự bấn loạn trong cảm xúc bản thân của trẻ.
Ngoài ra, trẻ có những hành vi bất thường, trái ngược với tính cách trước kia như trẻ trở nên hung hăng, chống đối hoặc tuân thủ quá mức, có sự rối loạn trong hành vi ăn uống như ăn quá ít hoặc quá nhiều, bị rối loạn giấc ngủ như ngủ quá nhiều hoặc quá ít, buồn chán, giảm kết nối với xã hội, khóc không rõ lý do, chậm chạp…
Giảm stress cho trẻ bằng cách nào?
Các kì tuyển sinh vào trường cấp ba hay kì thi tốt nghiệp THPT đang là đề tài được nhiều phụ huynh quan tâm. Trong thời điểm này, thay vì tạo áp lực cho con bởi nguyện vọng và điểm số, bố mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con và cố gắng tạo cho con một tinh thần thoải mái bằng 5 cách giảm stress:
– Chế độ dinh dưỡng
Cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cho con. Đặc biệt, với chế độ ăn uống kết hợp thực phẩm chứa nhiều DHA gồm cá hồi, cá thu, các loại tôm, cua, mực, lòng đỏ trứng gà… sẽ giúp trí não trẻ luôn ở trạng thái hoạt động ổn định. Ngoài ra, bố mẹ cũng phải hạn chế các loại nước uống có chất kích thích, đồ ăn nhanh và dầu mỡ để cân bằng dinh dưỡng hàng ngày.
– Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ ngon và đủ thời gian là một trong những cách giảm stress hiệu quả cho học sinh vì vậy, hãy sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học và cân bằng được giấc ngủ trước kì thi bằng việc ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Một giấc ngủ khoa học sẽ tránh được tình trạng quá tải cho não bộ, đảm bảo các kiến thức được dung nạp hiệu quả và tăng cường trí nhớ tốt.
– Sử dụng thực phẩm chứa tryptophan tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng tập trung
Để có một giấc ngủ ngon chuẩn bị sẵn sàng chào đón nhận một ngày mới đầy năng lượng các bậc phụ huynh nên sử dụng thực phẩm chứa Tryptophan. Tryptophan là một axit amin tạo ra serotonin, melatonin và kynurenine. Bổ sung Axit amin này, có thể giúp con trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủ, sức khỏe, giảm stress.
Tryptophan được ví như thuốc thư giãn tự nhiên, giúp cân bằng nội tiết tố và cải thiện tâm trạng. Sử dụng những thực phẩm giàu tryptophan chống lại sự lo lắng, thúc đẩy cảm giác bình tĩnh. Phụ huynh có thể tìm thấy Tryptophan trong 1 số loại thực phẩm như: Yến mạch, chuối, mận khô, sữa, cá ngừ, thịt gà…Tuy nhiên, trẻ hấp thu Tryptophan từ thức ăn chỉ đạt khoảng 50%. Vì thế, theo các chuyên gia, phụ huynh có thể tham khảo dòng sản phẩm SIRO NIBIAMIN hoặc NibiAmin Gold của Công ty cổ phần Dược phẩm Ninh Bình (Nibifa). Đây là 2 dòng sản phẩm đang được nhiều phụ huynh sử dụng dùng tăng sức khỏe cho các sĩ tử đang căng thẳng vào mùa thi.
NibiAmin Gold/ Siro NibiAmin giúp giảm stress, tăng sức đề kháng
Siro NibiAmin/ NibiAmin Gold cung cấp 18 axit amin cần thiết trong đó có 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Một trong những axit amin đó chính là Trytophan. Ngoài ra, chúng còn bổ sung Thymomodulin và nhiều Vitamin ( B1, B2, B3,..) và khoáng chất như kẽm, Canxi, lysine…có công dụng hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, tăng cường sức khỏe, giúp trẻ tập trung, học tập hiệu quả
– Tập thể dục
Tập thể dục để giảm bớt căng thẳng sau những giờ học dài mệt mỏi. Trong quá trình luyện tập làm cơ thể trở nên vui vẻ hơn, giúp giảm stress hiệu quả cho học sinh trước những kì thi quan trọng.
– Sắp xếp lịch trình học
Hãy tự sắp xếp cho mình một lịch trình học tập hợp lý, phân bổ thời gian cho từng môn học thay vì học liên tục một môn trong cùng một ngày. Việc này là một trong những cách giảm stress cho học sinh khi não bộ không bị trở nên quá tải cũng như giảm áp lực trước kì thi rất tốt.