Tin Tức

Tỳ bà diệp – vị thuốc quý chữa ho, viêm đường hô hấp của Siro ho Nibifa

Tỳ bà diệp – thuốc quý chữa ho

Tỳ bà diệp còn gọi lá cây tỳ bà, lá nhót tây, là lá phơi khô của cây tỳ bà (nhót tây).

Ở Việt Nam, cây được trồng và mọc hoang nhiều nơi, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội.

Theo Đông y, tỳ bà diệp vị đắng, tính hàn; vào kinh phế và vị. Tỳ bà diệp có tác dụng mát phổi, thanh phế, giáng khí, hóa đờm, chữa ho và còn có tác dụng mát dạ dày (thanh vị), chống nôn

Đặc điểm cây tỳ bà diệp

Tỳ bà cao 6 – 8m, lá mọc so le, phiến hình mác, nhọn, dai, dài 12 – 30cm, rộng 3 – 8cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt.

Hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15 – 20mm, có lông màu hung đỏ.

Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3 – 4cm. Đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại, thịt dày, có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1 – 2 hạt không phôi nhũ.

Mùa quả chín vào tháng 4, tháng 5.

Tỳ bà diệp – vị thuốc cắt cơn ho, long đờm

Bộ phận làm thuốc bào chế

Lấy lá bánh tẻ (tức dày, không già, không non). Lá tươi nặng được 40g, màu xanh lục hay hơi nâu hồng, không vụn nát, không lẫn lá úa rụng, không sâu là tốt.

Lá khô dài hình bầu dục tròn, dài 12 – 25cm, rộng 4 – 9cm. Hình dạng ngay thẳng, chóp nhọn, phần đáy hình nêm, phần trên rìa răng cưa. Mặt lá màu xanh tro, sắc cọ vàng hoặc sắc cọ đỏ, mặt trên bóng láng, măt dưới lông nhung sắc cọ. Gân lá hình lông chim, gân giữa lồi lên ở mặt dưới, cuống lá ngắn.

Tỳ bà diệp dày, chất cứng, giòn, dễ bẻ gãy, không mùi, vị hơi đắng.

Thành phần hóa học trong lá tỳ bà diệp

Trong lá có một chất Saponin, Vitamin B, chừng 2,8mg trong 1g lá.

Theo Arrhur và Hui (J. Chem. Soc., 1954 và C.A., 1955), trong Tỳ bà diệp có chứa axit ursolic C20H48O3, axit oleanic và caryophylin.

Trong hạt có amydalin và HCN.

Công dụng của tỳ bà diệp

+ Theo y học hiện đại.

Tỳ bà diệp thường dùng chữa ho, chữa nôn mửa, chữa tiêu hóa, rửa vết thương

+ Theo y học cổ truyền

Lá tỳ bà diệp chủ trị:

 Chữa ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát.

Trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật).

Đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng), điều hòa Tỳ Vị.

Cách dùng và liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng vị thuốc Tỳ bà diệp theo nhiều cách khác nhau. Dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. Trong đó, dược liệu được dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng 6 – 12g, thuốc sắc có thể dùng tới 15 – 20g. Tỳ bà diệp hiện đang là thành phần chính của Siro ho Nibifa

Siro ho Nibifa – giải pháp cho người viêm đường hô hấp, ho dai dẳng

Thực phẩm BVSK Siro ho Nibifa – giải pháp ” Cắt cơn ho”  long đờm hiệu quả

Trên cơ sở nghiên cứu giá trị của các dược liệu Y học cổ truyền dân tộc đã được các danh y như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đúc kết thành các phương thuốc chủ trị ho như cao bổ phổi, tiểu thanh long thang,..

Trên cơ sở kế thừa bài thuốc Bổ phế chỉ khái lộ đã được sản xuất từ hơn 30 năm qua, Trung tâm nghiên cứu Dược phẩm Ninh Bình đã bào chế và phát triển thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ho Nibifa từ vị thuốc tỳ bà diệp với 14 vị thuốc khác như Cát cánh, la bặc tử, tang bạch bì, trần bì, ô mai, bạch linh, xuyên bối mẫu, bạc hà…

Dược liệu sản xuất Siro ho Nibifa được trồng trên khắp mọi miền đất nước theo tiêu chuẩn GACP- WHO:  Tỳ bà diệp ( Lạng Sơn), cát cánh (Lào Cai)… Quá trình gieo trồng, chăm sóc, thu hái dược liệu kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng tốt tiêu chuẩn kiểm định, có thể truy xuất nguồn gốc.

Dược liệu sau khi thu hái được sơ chế, sấy khô ở nhiệt độ thấp để không làm mất hoạt chất. Ngay khi được vận chuyển về tới nhà máy các dược liệu nhanh chóng trải qua khâu chọn lọc, kiểm tra chất lượng khắt khe bởi phòng kiểm nghiệm QC, QA để phân loại. Những dược liệu bị ẩm mốc, không đảm bảo hàm lượng hoạt chất sẽ loại bỏ khỏi nguồn nguyên liệu đầu vào.

Siro ho Nibifa được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, hệ thốn g máy xử lý dung dịch, máy chiết rót đóng nắp, dán nhãn đều tự động. Toàn bộ hệ thống vận hành khép kín, một chiều tuân thủ bộ tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới: GMP-WHO, ISO 22000: 2018,…

Tất cả khâu sản xuất nguyên liệu, thành phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ nhằm đưa ra thị trường sản phẩm không nhiễm vi sinh, kim loại nặng, chất lượng ổn định, an toàn và hiệu quả sử dụng cao.

Siro ho Nibifa sử dụng bao bì vỏ hộp giấy, đóng chai thủy tinh đạt tiêu chuẩn dược điển ( không dư lượng kim loại nặng, bền với nhiệt và không gây biến đổi dược tính khi tiếp xúc với các thành phần dược liệu). Việc sử dụng chai thủy tinh giúp Siro ho Nibifa được bảo quản tốt hơn, ngăn ngừa tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, tăng độ an toàn của sản phẩm về mặt vi sinh và kim loại nặng. Chất lượng sản phẩm được ổn định trong suốt quá trình lưu thông, phân phối. Bao bì có thể tận dụng tái chế, thân thiện với môi trường.

Sản phẩm thích hợp cho trẻ từ 6 tuổi và người lớn bị ho, ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, ho dai dẳng lâu ngày. Người bị đau họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.

Siro ho Nibifa đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.

Bổ phế chỉ khái lộ là sản phẩm đông dược đầu tiên của Công ty CP Dược phẩm Ninh Bình sản xuất sau khi tái lập tỉnh năm 1992. Một sản phẩm đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người dân Việt Nam trong điều trị ho, viêm họng,…. Kế thừa và phát triển Bổ phế chỉ khái lộ, Dược phẩm Ninh Bình đã nghiên cứu, bào chế, gia giảm, bổ sung thêm dược liệu quý thành sản phẩm Siro ho Nibifa nhằm phát huy công dụng tiêu đờm, giảm ho, giảm viêm đường hô hấp phù hợp với nhịp sống hiện đại và an toàn với người sử dụng.

Siro ho Nibifa giúp bổ phế, giảm đờm, giảm ho, giảm đau họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản. Sản phẩm thích hợp với trẻ em từ 6 tuổi trở lên,  người lớn bị ho, ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, ho dai dẳng lâu ngày. Người bị đau họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.

Công ty CP Dược phẩm Ninh Bình sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Địa chỉ: Số 9 Tuệ Tĩnh, Phường Nam Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Nhà phân phối: Công ty CP Dược phẩm Nibifa – 18 Hồ Đắc Di, Phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 18001576

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn:

Trung tâm nghiên cứu Công ty CP Dược phẩm Ninh Bình

Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam. Nhà xuất bản Y học

Hoàng Duy Tân ( 2006). Đông dược học. Nhà xuất bản Đồng Nai

“Sách Thực liệu bản thảo” “Sách Nhẫn Am” “Cây thuốc và vị thuốc VN”