Tin Tức

Uống rượu ảnh hưởng đến xương như thế nào?

Uống nhiều rượu được biết đến là không tốt cho sức khỏe tổng thể, trong đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến xương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương…

Tác hại của việc uống rượu nhiều đối với xương

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ chất khoáng trong xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Theo thời gian, uống nhiều rượu có thể cản trở khả năng phát triển xương mới và thay thế các mô xương của cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ giảm mật độ xương, loãng xương và gãy xương.

Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ rượu, đặc biệt là với số lượng lớn, tác động tiêu cực đến xương ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó đặc biệt có hại cho xương trẻ vẫn đang phát triển. Điều này là do rượu làm giảm khối lượng xương tối đa và làm yếu xương khi trưởng thành.

– Làm giảm hấp thụ vitamin và khoáng chất: Uống rượu thường xuyên có liên quan đến nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng cao hơn, do chế độ ăn uống kém và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị gián đoạn. Các chất thường bị giảm ở người uống nhiều rượu như: Vitamin A, kẽm, vitamin B (folate) và các chất dinh dưỡng liên quan nhiều hơn đến sức khỏe của xương như canxi, vitamin D và magie…

– Tăng quá trình hấp thu xương: Một số nghiên cứu cho rằng uống rượu làm tăng quá trình tái hấp thu xương và làm giảm khả năng thúc đẩy quá trình hình thành và sửa chữa xương mới của cơ thể. Điều này dẫn đến sự luân chuyển tế bào xương bị suy giảm và xương yếu hơn theo thời gian.

– Tăng nguy cơ loãng xương: Ở những người uống nhiều rượu, nguy cơ loãng xương và gãy xương tăng lên đáng kể. Trong một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp sáu nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận rằng có mối liên hệ tích cực giữa việc uống rượu và nguy cơ loãng xương.

– Tăng nguy cơ té ngã và gãy xương: Uống rượu thường xuyên hoặc quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Nếu mật độ xương đã bị suy giảm, dẫn đến nguy cơ gãy xương cao hơn nếu bị ngã.

Do rượu có liên quan đến tình trạng giảm mật độ xương nên bạn cần xem lại thói quen uống rượu của mình nếu được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương. Tiếp tục uống rượu, đặc biệt là uống nhiều rượu, có thể làm trầm trọng thêm bệnh loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Cách cải thiện sức khỏe của xương

Ngoài việc giảm hoặc ngừng uống rượu, có một số cách bạn có thể giúp hỗ trợ sức khỏe xương tối ưu:

– Trước tiên, hãy đảm bảo chế độ ăn uống bao gồm nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của xương, như canxi, vitamin D và vitamin K… Các chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong các loại thực phẩm như rau lá xanh, các sản phẩm từ sữa, sữa thực vật tăng cường vi chất, nấm được xử lý bằng tia cực tím (UV) và các sản phẩm từ đậu nành…

Cơ thể bạn cũng sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta bị thiếu vitamin D và không sản xuất đủ chất dinh dưỡng theo cách này. Bạn nên kiểm tra mức vitamin D của mình để xác định xem việc bổ sung vitamin D có hữu ích để duy trì mức độ của bạn hay khắc phục tình trạng thiếu hụt hay không.

– Tiếp theo, hãy đảm bảo tập thể dục chịu trọng lượng thường xuyên. Điều này bao gồm các hoạt động như chạy, chơi thể thao và rèn luyện sức mạnh. Hãy thử kết hợp các bài tập để giúp ngăn ngừa mất xương thêm và thúc đẩy cải thiện mật độ xương.

– Cuối cùng, nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ loãng xương cao hơn.

Sử dụng Xương Khớp Nibifa cải thiện, giảm đau nhức cơ xương khớp cho cơ thể. Xương Khớp Nibifa được bổ sung một lượng lớn Đạm thuỷ phân từ huyết ngựa nhằm cung cấp 18 Axit amin cần thiết rất tốt cho cơ thể như: Leucine có tác dụng sửa chữa mô cơ, lành vết thương, ngăn ngừa sự phân huỷ Protein cơ sau chấn thương hoặc căng thẳng nghiêm trọng. Lysine có tác dụng hấp thu tốt Canxi giúp xương chắc khoẻ, chống lão hoá cột sống, duy trì trạng thái cân bằng Nito. Các axit amin khác còn có tác dụng như chống lại các yếu tố dị hóa, chống lại các gốc tự do, ức chế cảm giác đau, điều hòa hệ thống miễn dịch giúp các mô xương chắc khoẻ.

“Đau, nhức, sưng tấy đỏ là biểu hiện cơ xương khớp bị viêm nhức. Điều này làm người bệnh vận động khó khăn, kém linh hoạt. Việc cần làm khi đó chính là dùng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm cơ xương khớp. Trên cơ sở nghiên cứu về bệnh lý và dược tính của các dược liệu, chúng tôi nhận thấy hoạt chất Salicin (được chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng) có tác dụng như Aspirin giúp giảm đau, chống viêm, khi kết hợp với bài thuốc cổ truyền sẽ giúp gia tăng công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm viêm nhanh chóng, xương chắc khoẻ gấp nhiều lần so với việc sử dụng riêng lẻ từng thành phần”. Dược sĩ Tạ Thị Hà Trang – Phụ trách Trung tâm nghiên cứu Nibifa chia sẻ. Xương Khớp Nibifa còn chứa bài thuốc đông y chủ trị bệnh đau nhức xương khớp đã được Công ty CP Dược phẩm Ninh Bình đưa ra thị trường từ hơn 20 năm qua. Bài thuốc này đã dùng điều trị hiệu quả cho hàng chục nghìn người ở mọi miền tổ quốc.

Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm viên xương khớp xem tại đây:

http://nibifa.vn/ hoặc http://xuongkhopnibifa.vn/

hoặc liên hệ tới tổng đài miễn phí: 1800  1570.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.