Tin Tức

Đau dạ dày ở trẻ em: Nguy hiểm hơn những gì ba mẹ tưởng

Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở trẻ em đang ngày càng gia tăng khiến bé có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Việc nắm bắt được những thông tin về bệnh sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cho con.

Bệnh đau dạ dày có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em

Nguyên nhân trẻ đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em khá đa dạng. Con bạn có thể mắc căn bệnh này vì một trong các lý do như:

  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Trẻ ăn quá no, ăn nhiều đồ ngọt hoặc ăn các thức ăn khó tiêu cũng có nguy cơ bị đau dạ dày. Bên cạnh đó, một số trẻ còn bị bệnh do không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Điều này làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến bộ phận này bị tổn thương và bị đau.
  • Uống nhiều thuốc tây: Đau dạ dày là một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh hay thuốc kháng viêm, giảm đau. Nếu trẻ phải dùng các thuốc này để điều trị bệnh trong thời gian dài thì có nguy cơ cao mắc bệnh đau dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp do ăn uống không hợp vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn hoặc bị lây từ người khác. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Hp có thể gây tổn thương các tế bào và dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em.
  • Trẻ bị căng thẳng: Áp lực trong học hành hay một cú sốc về tâm lý cũng khiến bé bị đau dạ dày.
  • Buồn nôn và nôn ói:

Bệnh đau dạ dày khiến thức ăn đưa vào được tiêu hóa một cách chậm chạp. Nó bị đẩy ra ngoài khiến cho bé có cảm giác buồn nôn. Trường hợp bị đau dạ dày nặng có thể gây nôn ói nhiều.

Biểu hiện bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh đau dạ dày ở trẻ em bao gồm:

  • Đau bụng: 

Hầu hết trẻ nhỏ bị đau dạ dày đều có triệu chứng đau bụng. Cơn đau thường xuất hiện một cách âm ỉ ở vùng thượng vị. Một số trường hợp có cảm giác bỏng rát khó chịu. Triệu chứng này có thể tăng nặng những lúc trẻ bị đói bụng hoặc ăn quá no.

Trẻ bị đau dạ dày thường có dấu hiệu buồn nôn, chán ăn

  • Bụng chướng khí, ợ chua:

Đây cũng là một trong những biểu hiện bé đau dạ dày các bậc phụ huynh nên chú ý. Trẻ có thể bị ợ hơi, ợ chua liên tục gây ra các cơn ho.

  • Chán ăn:

Cảm giác khó chịu khi bị đau dạ dày kèm theo tình trạng nôn ói khiến trẻ ăn uống không ngon miệng. Bé có khuynh hướng biếng ăn hơn và hay bỏ bữa.

Bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Khi không được điều trị đúng đắn và kịp thời, bệnh đau dạ dày ở trẻ có thể diễn tiến nặng hơn dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Từ đó dẫn đến thiếu máu, cơ thể xanh xao, thiếu sức sống.

Nhiều bé bị nôn ói tái đi tái lại nhiều lần và không ăn uống được nên bị thiếu hụt dưỡng chất. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về mặt trí tuệ và thể chất.

Nguy hiểm nhất là những trẻ bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này có thể tiết ra độc tố gây teo niêm mạc dạ dày, loạn sản và cuối cùng là dẫn đến ung thư.

Để con bạn không gặp phải những biến chứng nguy hiểm trên thì việc tìm cách điều trị bệnh đau dạ dày cho trẻ sớm là điều cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn, an toàn để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.

Cách chữa bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Để điều trị bệnh đau dạ dày cho trẻ hiệu quả, việc trước tiên mà cha mẹ nên làm là xác định nguyên nhân khiến bé bị bệnh và loại bỏ nó. Song song đó, tùy theo tính chất nghiêm trọng của bệnh có thể cho trẻ dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Cụ thể, các sự lựa chọn trong điều trị đau dạ dày ở trẻ em bao gồm:

1. Áp dụng mẹo tự nhiên chữa đau dạ dày cho bé

Thực tế, hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ bị đau dạ dày đều không quá nghiêm trọng. Cha mẹ có thể đẩy lùi bệnh cho bé bằng các biện pháp chữa trị tại nhà như:

  • Cho bé uống nhiều nước hơn:

Trẻ thường ham chơi nên ít uống nước. Việc thiếu nước có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày ở trẻ em.

Do vậy, cha mẹ nên nhắc nhở bé uống nước thường xuyên. Mỗi lần chỉ nên uống ít một. Tránh uống quá nhiều một lúc hoặc uống ngay sau khi ăn xong sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Tùy vào độ tuổi, tần suất vận động, điều kiện thời tiết và nhu cầu của mỗi bé mà chúng ta cho trẻ uống lượng nước phù hợp.

  • Tránh để trẻ căng thẳng quá mức:

Như đã đề cập, căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau dạ dày ở trẻ. Bạn nên tạo cho con tâm lý thoải mái bằng cách tránh gây áp lực cho trẻ trong việc học tập, trò chuyện và vui chơi với bé nhiều hơn hoặc vợ chồng không cãi vã trước mặt con…

  • Xoa bụng cho bé:

Massage bụng sẽ giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu đến dạ dày, giảm đau và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Xoa bụng giúp giảm đau dạ dày, kích thích nhu động ruột hoạt động để tiêu hóa thức ăn tốt hơn

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần đặt tay lên bụng của bé và xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi thấy bụng của trẻ ấm lên. Trước khi thực hiện bạn có thể thoa chút dầu nóng vào bụng của bé để thấy được kết quả tốt hơn.

** Lưu ý: Tránh xoa bụng khi trẻ vừa mới ăn xong hoặc khi bụng bé đang trống rỗng. Bạn có thể canh thời gian giữa hai bữa ăn để massage cho bé.

  • Chườm nóng:

Chườm nóng có thể giúp xoa dịu cơn đau và kích thích lưu thông máu đến cung cấp dưỡng chất để các tổn thương trong dạ dày của bé mau lành hơn. Mỗi khi trẻ lên cơn đau, bạn có thể đặt một chai thủy tinh hay túi chứa nước ấm ở khu vực thượng vị của bé.

Thực hiện liệu pháp này vài lần trong ngày kết hợp cho trẻ tắm với nước ấm sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

  • Cho trẻ uống nước chanh ấm

Một số trẻ cảm thấy khá hơn khi uống nước chanh ấm. Nó giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu khi trẻ bị đau dạ dày, đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ phòng chống táo bón và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Ngoài nước chanh ấm, bạn có thể cho con uống các loại nước trái cây khác như nước cam hay nước ép táo, lê cũng rất hữu ích.

  • Chữa đau dạ dày ở trẻ em bằng mật ong

Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Kết hợp nguyên liệu này với gừng có thể giúp khắc phục các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi khi trẻ bị đau dạ dày. Bạn lấy gừng tươi giã nát và chắt lấy 1/4 thìa cà phê nước cốt. Sau đó pha chung với 1/2 thìa cà phê mật ong cho bé uống, mỗi ngày dùng 2 lần.

Nếu bé không thích vị gừng thì có thể uống mật ong nguyên chất bằng cách nuốt trực tiếp hoặc pha chung với nước ấm. Mỗi lần uống 1 thìa. Với cách này, bạn chỉ nên áp dụng nếu con mình trên 1 tuổi.

  • Bổ sung probiotics cho trẻ:

Probiotics là lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Chúng giúp dạ dày bớt đau và có khả năng tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Cách tốt nhất để bổ sung probiotics là cho bé ăn sữa chua. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống bổ sung các chế phẩm men vi sinh bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất cứ sản phẩm nào.

2. Dùng thuốc chữa đau dạ dày cho bé

Trẻ đau dạ dày uống thuốc gì cho mau khỏi? Đây là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Để điều trị bệnh cho bé, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như Tylenol hay Pepto bismol…

Trường hợp xác định được nguyên nhân trẻ đau dạ dày là do vi khuẩn Hp thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh theo phác đồ của Bộ Y Tế.

Bé bị đau dạ dày nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học cũng sẽ giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh đau dạ dày ở trẻ em. Lúc này, niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương nên bạn hãy cho trẻ ăn các thức ăn được chế biến dưới dạng hấp, luộc, say nhuyễn hoặc hầm nhừ để bé dễ tiêu hóa hơn.

Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều axit như trái cây có vị chua, giấm, mẻ…Thay vào đó hãy cho trẻ ăn những thức ăn có khả năng giảm tiết axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày như trứng chín, mật ong, bắp cải, cơm, cháo, bánh mì, khoai tây.

Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt. Bện cạnh đó, bạn có thể cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một để không làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày.

Để phòng ngừa bệnh đau dạ dày ở trẻ em tái phát, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đúng giờ giấc, tránh để trẻ bị stress. Đồng thời, cho bé tập luyện các môn thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp thì tuyệt đối không nên nhai mớm thức ăn hay hôn bé để đề phòng lây nhiễm. Trường hợp bé có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng đưa con tới những địa chỉ khám dạ dày cho trẻ em uy tín để được các bác sĩ tư vấn cụ thể