Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp chiếm 5-10% dân số thế giới và chiếm 4-8% dân số tại Việt Nam. Chính vì vậy, để ngăn không cho bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện, biện pháp hữu hiệu nhất là phòng ngừa giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày xảy ra? Cùng dadaykhoe.vn tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé.
Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc bị tổn thương và gây viêm trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn khiến cho lớp mô bên dưới bị lộ ra khiến cho người bệnh khi tiếp xúc với thức ăn hoặc dịch vị dạ dày người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở giai đoạn đầu có thể không cần điều trị, nó có thể tự lành. Tuy nhiên khi bệnh đã sang giai đoạn nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những ổ loét lớn có thể gây biến chứng ảnh hưởng nặng nề như xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gây ra những triệu chứng đau đớn và khó chịu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điển hình dưới đây là một số triệu chứng:
Đau bụng:
- Đau bụng là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài và đau âm ỉ, có thể đau từng cơn đi kèm với cảm giác bỏng rát.
- Cơn đau xuất hiện vào lúc bụng đói, lúc nửa đêm khi thức ăn được tiêu hóa hết.
Chướng bụng, ợ hơi:
- Người bệnh có triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.
- Buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.
Rối loạn tiêu hóa:
Tiêu hóa không ổn định nên dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa: Táo bón hoặc tiêu chảy.
Cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày
Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ( Hp)
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Chúng có cơ chế tiết Enzym Urease đặc biệt giúp thích nghi với môi trường acid của dạ dày. Sự phát triển và hoạt động của chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm – loét dạ dày, tá tràng.
Theo nghiên cứu và chỉ ra: Nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày cấp và mãn tính có tới hơn 90% là do vi khuẩn Hp gây ra. Loại vi khuẩn này trú ngụ trong dạ dày là chủ yếu, chúng có thể lây nhiễm qua lại theo đường miệng và đường phân. Chính vì vậy để phòng ngừa vi khuẩn Hp chúng ta cần thực hiện:
Nên:
- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nên ăn chín uống sôi.
- Nên vệ sinh tay chân sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn sau khi đi đại tiện và trước khi ăn.
- Giữ vệ sinh thực phẩm bằng cách đậy kín thức ăn, tránh ruồi muỗi đẻ trứng và mang mầm bệnh vào thức ăn.
Không nên:
- Không nên ăn những đồ ăn gỏi, sống, đồ tanh sống, tiết canh, cháo lòng…
- Hạn chế thức ăn bày bán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh.
- Không nên dùng chung bát đũa, cốc thìa với những người bị viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với những khu vực không vệ sinh như bồn cầu, tay vịn cửa cầu thang mà không rửa thật kĩ tay với xà bông sát khuẩn.
Cân bằng dinh dưỡng- khoa học
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học là liệu pháp khá hữu hiệu giúp bạn bảo vệ sức khỏe tiêu hóa đồng thời ngăn chặn các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, để phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát cũng như ngăn chặn các triệu chứng bệnh, bạn cần thực hiện:
Nên:
- Đảm bảo ăn uống đầy đủ bữa, đúng giờ giấc.
- Chú ý bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ và các khoáng chất, vitamin thiết yếu để tránh áp lực co bóp cho dạ dày.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá cũng như không nên để dạ dày quá đói.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
- Nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng và chế biến ở dạng hấp luộc, ninh nhừ để dễ tiêu hóa.
- Nên ăn những thực phẩm giúp thấm hút dịch vị, giảm đau dạ dày như bánh mì mềm, xôi, bánh chưng.
Không nên:
- Tránh thói quen dùng tay bốc thức ăn.
- Tránh uống các loại nước có ga, nước ngọt, bia, rượu và các loại nước có cồn.
- Hạn chế ăn các loại thức phẩm chiên, rán và nhiều gia vị cay nóng, tiêu, ớt…
- Không nên ăn những món cứng, nhiều xơ, nhiều gân, không nên chế biến nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
- Tránh ăn những thực phẩm chua có tính axit làm kích thích dạ dày như: măng chua, dưa chua, cam, chanh, xoài xanh, khế chua…
- Hạn chế ăn vặt hay ăn các loại đồ chế biến sẵn ở ngoài hàng quán.
Nguyên tắc ăn uống – sinh hoạt
Nguyên tắc ăn uống sinh hoạt rất quan trọng cho người bị viêm loét dạ dày bởi nó giúp cải thiện nhanh chóng căn bệnh cũng như hỗ trợ điều trị rất tốt cho người viêm loét dạ dày tá tràng. Những thói quen ăn uống sinh hoạt không tốt sẽ làm cho dạ dày càng ngày suy yếu và hoạt động kém. Vì vậy, nếu không muốn bệnh viêm loét dạ dày tái phát và trở nên nặng nề hơn, người bệnh cần chú ý:
Nên:
- Nên ăn uống đúng giờ.
- Nên ăn chậm và nhai kĩ, ăn từng miếng nhỏ.
- Nên uống nước canh hoặc một chút nước sau bữa ăn để làm sạch khoang miệng và hỗ trợ đường tiêu hóa tốt hơn.
Không nên
- Không nên vừa ăn uống vừa cười đùa hoặc xem ti vi bởi sẽ phân tán đầu óc và gây mất tập trung cho hệ tiêu hóa và khiến dạ dày quá tải, gây tình trạng đau dạ dày.
- Sau khi ăn, không nên hoạt động, làm việc hay chơi thể thao mạnh bởi có thể khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, gây buồn nôn, chuột rút thậm chí là tiêu chảy.
- Không nên ăn khuya quá và chú ý ăn trước khi đi ngủ từ 2-3 tiếng đồng hồ.
- Tránh đi nằm luôn sau khi ăn bởi nó khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, thậm chí thói quen này có thể dẫn đến những bệnh lý dạ dày khác như trào ngược dạ dày thực quản.
- Không nên đi tắm ngay sau khi ăn bởi khi tắm nhiệt độ cơ thể sẽ tăng dần lên khiến cho các mạch máu bắt đầu giãn nở, quá trình lưu thông máu sẽ tập trung về phía bàn tay, bàn chân, vì thế dạ dày sẽ co bóp chậm hơn.
Tránh xa những chất kích thích
- Tránh xa những chất kích thích không chỉ có lợi cho tiêu hóa mà nó còn có lợi cho toàn bộ cơ quan trên cơ thể. Theo nghiên cứu, hút thuốc lá trong bất cứ trường hợp nào cũng gây hại cho cơ thể, chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày cao hơn và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thuốc lá là nguyên nhân chính khiến cho mạch máu trong hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung cấp máu cho các tế bào thành dạ dày, làm cho sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm sút nghiêm trọng.
- Hút thuốc sau khi ăn khiến cho các chất độc dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn bởi lúc này nhu động ruột hoạt động mạnh, dạ dày co bóp tích cực hơn để tiêu hóa thức ăn.
Nói tóm lại, những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá nên người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh xa để cải thiện nhanh chóng căn bệnh cũng như hỗ trợ điều trị rất tốt cho người đau viêm loét dạ dày tá tràng.
Không lạm dùng thuốc
Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế và nên sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian quy định, không nên tự ý thay đổi thuốc hoặc tự ý tăng giảm liều lượng để tránh được tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.
Đa phần những loại thuốc kháng sinh không steroid (NAISD) nếu không tuân thủ sử dụng theo quy định có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, trong số đó là tác hại đến dạ dày. Bởi kháng sinh không steroid (NAISD) được chiết xuất từ vi sinh vật và nấm để tiêu diệt sự phát triển của các vi khuẩn khác. Tuy nhiên, khi vào tới đường ruột, các loại kháng sinh này sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại. Vì thế, vô hình dung khi dùng thuốc, những triệu chứng của bệnh điều trị sẽ hết những sức khỏe hệ tiêu hóa- dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi bạn đã có bệnh về dạ dày-tiêu hóa, khi dùng bất cứ loại thuốc nào điều trị bệnh, nên tham khảo tư vấn bác sĩ để có thể dùng thuốc phù hợp mà ít gây hại cho dạ dày nhất.
Kiểm soát tâm lý
Stress, căng thẳng, lo lắng, rối loạn tâm lý lo âu có thể gây ảnh hưởng cho những yếu tố bảo vệ dạ dày bởi stress có thể gây suy yếu lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và sức đề kháng suy giảm. Do đó, cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi không để căng thẳng stress kéo dài và diễn biến mức độ trầm trọng. Tránh áp lực công việc, gia đình ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Công ty CP Dược phẩm Ninh Bình (Nibifa) ra mắt thị trường thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Gastro NB Plus ngày 12/8.
Với chiết xuất từ 9 thảo dược quý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastro NB Plus của Công ty cổ phần Dược phẩm Ninh Bình (Nibifa) góp phần bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện biểu hiện và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng. Đây là sản phẩm đầu tiên trong chuỗi các sản phẩm chất lượng cao Nibifa cung ứng ra thị trường, góp phần cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người dùng. Hiện, Gastro NB Plus có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, kênh bán online.
Gastro NB Plus do các dược sĩ Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển của Nibifa kế thừa từ bài thuốc gia truyền của PGS.TS. Mai Tất Tố (nguyên Giảng viên Đại học Dược Hà Nội). Các dược sĩ Nibifa cải tiến, phát triển sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt chuẩn để gia tăng công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm Ninh Bình cho biết, với tác dụng của các hoạt chất từ những thảo dược như: đảng sâm, bạch truật, lá khôi, mộc hương bắc, ô tặc cốt, cam thảo bắc…, sản phẩm Gastro NB Plus góp phần giúp sức khỏe dạ dày của người bệnh cải thiện. Các thảo dược lành tính này còn tạo ra lớp màng bảo vệ, làm lành nhanh vết loét niêm mạc dạ dày, khiến Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP – một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng), không có môi trường sinh sống và tự đào thải.
Ngoài việc giúp giảm đau, lành nhanh viêm loét, Gastro NB Plus góp phần bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược do viêm loét dạ dày, tá tràng gây ra.
Tiền thân là Công ty Dược Ninh Bình được thành lập từ năm 1996, Công ty CP Dược phẩm Ninh Bình (Nibifa) có bề dày hoạt động gần 30 năm và không ngừng phát triển. Nibifa đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm diện tích 23.000 m2 tại thành phố Ninh Bình với trang thiết bị, công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP- WHO và GMP -EU, đưa ra thị trường những sản phẩm dược chất lượng tốt.
Bên cạnh việc đầu tư chiều sâu cho nhà máy sản xuất, Nibifa xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế, phòng Nghiên cứu và Phát triển phục vụ cho chiến lược phát triển thành công ty dược hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh Gastro NB Plus, các dược sĩ của Nibifa tiếp tục cho ra đời nhiều sản phẩm mới từ những bài thuốc cổ truyền như: thực phẩm bảo vệ xương khớp, thực phẩm hỗ trợ, phòng ngừa bệnh trĩ.
Với phương châm lấy sức khoẻ của người dân làm trung tâm trong mục tiêu phát triển, Nibifa nghiên cứu tách chiết, tinh lọc đạm thủy phân thu được 18 acid amin, trong đó có đủ 9 loại acid amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Thành công này giúp Nibifa tự chủ nguồn nguyên liệu đạm thuỷ phân quý để sản xuất các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho con người.
Gastro NB Plus có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và các kênh online chính thống của Nibifa.
Tư vấn sản phẩm miễn cước: 18001576
Gastro NB Plus XNQC số 1730/2021/XNQC-ATTP. Bộ Y tế cấp ngày 24/6/2021. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.