Cơn đau tức vùng thượng vị hầu hết đều không gây nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể là triệu chứng của loét dạ dày, tiền sản giật khi mang thai… Hiểu biết về các nguyên nhân đau thượng vị có thể giúp bạn phán đoán tình trạng đang gặp phải và khi nào nên đến gặp bác sĩ.
Đau tức vùng thượng vị là tình trạng đau xuất hiện ở phần dưới xương sườn ngay khu vực bụng trên. Chứng đau thường xảy ra cùng với các triệu chứng phổ biến khác của hệ tiêu hóa bao gồm ợ nóng, đầy hơi… Bạn hãy cùng Nibifa tìm hiểu những nguyên nhân gây đau tức vùng thượng vị để kịp thời phòng tránh nhé!
1. Tình trạng khó tiêu
Tình trạng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn cùng với các triệu chứng như ợ, đầy hơi trong bụng và buồn nôn. Khi bạn ăn, dạ dày sẽ tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn, đôi khi có thể gây kích ứng niêm mạc của hệ thống tiêu hóa làm xuất hiện chứng đau tức vùng thượng vị.
2. Trào ngược dạ dày
Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày đi ngược vào thực quản gây đau ở ngực và cổ họng đi kèm với đau vùng thượng vị. Về lâu dài có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cần có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ.
3. Viêm thực quản
Các nguyên nhân phổ biến gây niêm mạc thực quản bị viêm bao gồm axit từ dạ dày lên thực quản, dị ứng, nhiễm trùng hoặc kích ứng mãn tính từ thuốc. Nếu bạn không điều trị sớm, viêm thực quản theo thời gian cuối cùng có thể dẫn đến sẹo, gây chít hẹp thực quản, tăng cảm giác khó nuốt.
4. Thói quen ăn nhiều, ăn nhanh
Khi bạn ăn quá nhiều, dạ dày có thể giãn ra vượt quá kích thước bình thường, gây áp lực lớn lên các cơ quan xung quanh. Áp lực này có thể gây đau trong ruột, làm khó thở vì phổi không đủ chỗ để nở rộng hơn khi hít vào. Thói quen ăn quá nhiều cũng có thể gây ợ nóng và trào ngược axit. Điều này là nguyên nhân gây ra những cơn đau thượng vị sau khi ăn.
5. Thoát vị gián đoạn – nguyên nhân đau thượng vị ở người lớn tuổi
Thoát vị gián đoạn xảy ra khi một phần của dạ dày đẩy lên qua cơ hoành và vào ngực. Điều này có thể là do tai nạn hoặc cơ hoành yếu gây ra cơn đau thượng vị. Ngoài ra, các triệu chứng phổ biến khác của thoát vị gián đoạn bao gồm:
- Khó nuốt
- Viêm họng
- Khó chịu ở ngực
- Kích thích trong cổ họng
Thoát vị gián đoạn thường chủ yếu ảnh hưởng ở người lớn tuổi.
6. Loét dạ dày gây đau tức vùng thượng vị
Bệnh loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày hoặc ruột non của bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn hoặc do dùng quá nhiều một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm để giảm đau. Các triệu chứng phổ biến của bệnh loét dạ dày có thể bao gồm buồn nôn, nôn, cảm thấy mau no.
7. Một số thức uống khó dung nạp, hấp thu
Nhiều người thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa, phô mai, nguyên nhân do cơ thể không dung nạp được lactose. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng men cần thiết để phá vỡ đường lactose gây ra những triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, bụng đầy hơi, buồn nôn, đau dạ dày…
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều rượu cùng một lúc hoặc trong một thời gian dài có thể khiến niêm mạc dạ dày của bạn bị viêm, tình trạng viêm lâu dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Đồng thời rượu cũng có thể gây ra các tình trạng như viêm tụy, bệnh gan… làm đau tức vùng thượng vị.
8. Rối loạn túi mật gây đau tức vùng thượng vị
Các vấn đề với túi mật cũng có thể là nguyên nhân đau vùng thượng vị. Tình trạng sỏi mật có thể làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật hoặc viêm túi mật. Các triệu chứng rối loạn túi mật cụ thể có thể bao gồm:
- Vàng da
- Nôn, buồn nôn
- Ăn không ngon
- Tiêu chảy kéo dài
- Phân màu đất sét
- Đau bụng dữ dội sau khi ăn
9. Viêm dạ dày dẫn đến đau vùng thượng vị
Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiễm vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc gặp phải tổn thương liên tục đến dạ dày. Tình trạng này có thể là cấp tính và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, hoặc có thể là mãn tính kéo dài trong nhiều năm nếu bạn không điều trị.
Nguồn: helobacsi