Tin Tức

VIÊM KHỚP – NỖI LO ÂU MÙA DỊCH

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài, ai cũng nơm nớp lo sợ, đặc biệt là những người có bệnh lý nền như viêm khớp. Bộ Y tế cũng đã ghi nhận ca mắc nCoV tử vong có tiền sử viêm đa khớp như trường hợp BN5355 (Bắc Ninh), BN27272 (TP.HCM)… Nỗi lo của người bị viêm khớp vì thế lại càng tăng lên.

Người viêm khớp đang điều trị nội khoa cần lưu ý gì?

Về cơ bản, phần lớn trường hợp viêm khớp đều không cần áp dụng phương pháp ngoại khoa khi điều trị bệnh. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh đặc biệt như bị đau trầm trọng, chấn thương khớp nghiêm trọng hay cần thay khớp nhân tạo, điều trị nội khoa cũng không có tác dụng, phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện.

Với các trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ dựa vào đối tượng và tác nhân gây viêm nhiễm để kê đơn phù hợp gồm những nhóm thuốc giảm đau, kiểm soát viêm nhiễm và đặc trị. Một số trường hợp viêm khớp điều trị nội khoa phổ biến gồm:

1. Viêm đa khớp dạng thấp

Một vài lời khuyên cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào những mô trong chính cơ thể. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới niêm mạc khớp, gây sưng đau. Tình trạng viêm trở nặng có thể dẫn tới xói mòn xương và biến dạng khớp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi đang điều trị tại nhà, người bị viêm khớp dạng thấp cần lưu ý:

Hoạt động hằng ngày

  • Cố gắng duy trì hoạt động mỗi ngày thông qua việc thay đổi môi trường xung quanh nhằm giảm bớt sự gắng sức của bản thân.
  • Nếu cảm giác đau xuất hiện khi vận động, người bệnh không nên nản chí. Bạn chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ kết hợp thay đổi một số động tác đơn giản hơn.
  • Chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng, thay vì vận động hoặc thực hiện các bài tập thể dục ngắn tại nhà.
  • Thường xuyên thực hiện những bài tập thể dục cho bàn tay, giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay, ngón tay. Các bài tập cho chân sẽ hỗ trợ người bệnh đứng vững và đi lại tốt hơn.
  • Duy trì hoạt động thể lực đầy đủ, tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày. Lưu ý là tránh các hoạt động không cần thiết.
  • Tránh tác động vào cột sống khi bị đau cổ. Bởi những tổn thương cột sống có khả năng nặng lên sau khi bị tác động vào, dễ xuất hiện những biến chứng như tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi.

Chế độ ăn uống

  • Bổ sung bông cải xanh, bắp cải: Hai loại rau xanh này có chứa hợp chất sulforaphane, giúp làm chậm các tổn thương ở sụn khớp.
  • Bổ sung thực phẩm axit béo omega-3: Chất này có nhiều trong mỡ cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi… Omega-3 giúp làm giảm những triệu chứng viêm đa khớp.
  • Bổ sung canxi: Người bệnh cần dùng nhiều sữa và những sản phẩm từ sữa, ưu tiên uống sữa chứa hàm lượng chất béo thấp, dùng nhiều nguồn dinh dưỡng đa dạng khác nhau nhằm bổ sung canxi cho cơ thể.

 

2. Viêm cột sống dính khớp

Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp | Medlatec

Viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm mạn tính. Bệnh kéo dài đặc trưng do tình trạng đau và tổn thương khớp cùng chậu, cột sống, những khớp chi dưới. Bệnh sẽ gây ra tình trạng một số đốt sống dính lại với nhau, gây sưng, dẫn tới việc khó cử động. Một số trường hợp viêm cột sống dính khớp được ghi nhận là có ảnh hưởng tới những khớp khác như khớp háng, khớp gối, bàn chân, dây chằng và có thể ảnh hưởng tới những bộ phận khác như tim, gan, phổi. Khi đang điều trị tại nhà, người bị viêm cột sống dính khớp cần lưu ý:

Hoạt động hằng ngày

  • Duy trì việc rèn luyện cơ thể thường xuyên tại nhà thông qua các bài tập thể dục theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhằm duy trì tư thế tốt nhất của cột sống, tăng cường cơ lực của những cơ cạnh cột sống và tăng hoạt động của những cơ hô hấp.
  • Không sinh hoạt ở những nơi ẩm thấp, phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục và viêm đường ruột.
  • Cần nằm ngửa trên nền cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng, tránh kê độn (cổ và gối), không nằm võng…
  • Kiên trì tập duỗi thẳng chi và cột sống nhằm giảm nhẹ cơn đau do cơ co rút gây nên.
  • Tránh mang vác vật nặng hoặc ngồi lâu không thay đổi tư thế vì sẽ làm ảnh hưởng tới cột sống.
  • Nếu phải sinh hoạt hoặc làm việc với một tư thế giữ lâu, người bệnh cần sử dụng đai lưng cột sống, nhằm dự phòng tổn thương cho xương cột sốt và tránh tái phát đau cột sống, viêm cột sống dính khớp.

 

Chế độ ăn uống

  • Bổ sung canxi: Đây khoáng chất hỗ trợ duy trì, phát triển sự chắc khỏe, bền vững của xương khớp. Bổ sung đủ canxi sẽ giúp phòng ngừa bệnh viêm cột sống dính khớp và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Người bệnh nên ăn hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh có màu sẫm…
  • Bổ sung vitamin D: Vitamin này giúp hấp thu, chuyển hóa canxi hiệu quả hơn. Vitamin D cũng có khả năng hạn chế quá trình tiến triển của viêm cột sống dính khớp. Một số thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá, tôm…
  • Bổ sung omega 3: Chất này giúp chống viêm, giảm đau và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Các thực phẩm giàu omega-3 như cá ngừ, các loại hạt, đậu nành, cải bó xôi…
  • Bổ sung rau củ quả: Rau củ quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất thuốc oxy hóa, giúp bảo vệ xương khỏi sự thoái hóa. Người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các loại thực phẩm như cam, bưởi, kiwi, súp lơ…
  • Uống đủ nước: Nước là thành phần cấu tạo nên lớp dịch ở giữa các khớp. Nước hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải các chất có khả năng gây bệnh.