6 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ XƯƠNG – BẠN CÓ BIẾT?
Ai cũng biết xương giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, như tủy sống, não bộ, hệ tuần hoàn, hô hấp cùng chức năng vận động. Tuy vậy, bên cạnh vai trò cực kỳ quan trọng đó, bạn có biết, bộ xương của chúng ta còn ẩn chứa những sự thực vô cùng thú vị không?
Cùng điểm qua 6 sự thực thú vị về bộ xương của chúng ta nhé!
1. Trẻ nhỏ có nhiều xương hơn người lớn
Người lớn có 206 chiếc xương trong cơ thể, nhưng bộ xương của một đứa bé mới sinh có xấp xỉ khoảng 300 thành phần khác nhau, tạo nên một hỗn hợp xương và sụn.
2. Bàn chân và bàn tay chứa hơn một nửa số xương trong cơ thể
Mỗi bàn tay có 27 cái xương và mỗi bàn chân có 26 cái, có nghĩa là một cơ thể với hai bàn tay và hai bàn chân thì đã có 106 chiếc xương nằm ở đó. Hay nói cách khác, bàn tay và bàn chân chứa hơn nửa số xương trong cơ thể bạn.
3. Một vài người có một cái xương sườn thừa
Hầu hết người trưởng thành có 24 xương sườn (12 cặp), nhưng cứ trong khoảng 500 người thì một người có một cái xương sườn phụ, gọi là xương sườn cổ. Chiếc xương này mọc ngay trên phần cổ trên xương đòn, nó thường không thành hình hoàn chỉnh, nhiều khi nó chỉ là một sợi mô rất mỏng.
Tuy nhiên, bất kể hình dạng có như thế nào thì chiếc xương phụ này đều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu nó chèn vào các mạch máu hay dây thần kinh gần kề.
4. Mỗi chiếc xương đều được nối với một chiếc xương khác- trừ một ngoại lệ
Xương móng là một chiếc xương có hình móng ngựa trong cổ họng, nằm giữa cằm và sụn tuyến giáp. Nó cũng là chiếc xương duy nhất trong cơ thể không kết nối với bất kì một chiếc xương nào khác.
Xương móng thường được coi là nền tảng căn bản trong việc hình thành giọng nói, bởi vì nó có thể làm việc với thanh quản và lưỡi để tạo ra giao độ âm thanh trong tiếng nói của con người. Người Neanderthal là họ người duy nhất có xương móng như người hiện đại, và những nghiên cứu về các chủng người đã khiến các nhà khoa học suy đoán rằng người Neanderthal có thể có các mô hình âm thanh phức tạp như người hiện đại.
5. Xương không phải cấu trúc chắc nhất trong cơ thể người
Xương rất chắc và khỏe, được cấu tạo để nâng đỡ một lực rất lớn, chúng còn cứng hơn cả thép. Nhưng, đáng ngạc nhiên là xương không phải cấu trúc chắc nhất trong cơ thể chúng ta.
Danh hiệu này được đặt cho một bộ phận khác của hệ thống xương: men răng. Chất này bảo vệ chân răng và độ cứng của nó có được là do nồng độ chất khoáng cao (chủ yếu là muốn canxi), theo như nghiên cứu của Viên Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.
6. Con người không trực tiếp điều khiển xương
Khi con người di chuyển tay, chân hay bất kì một bộ phận nào khác của cơ thể, đó không phải là chúng ta đang ra lệnh cho xương chuyển động, mà là chúng ta đang ra lệnh cho các cơ – được gắn vào xương – chuyển động.