Các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ khá giống nhau nên nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn 2 bệnh lý này dẫn đến điều trị sai cách, con ốm mãi không khỏi. Việc tìm điểm khác biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh là điều cần thiết giúp cha mẹ lựa chọn phương pháp xử lý bệnh kịp thời, đúng hướng, hạn chế tối đa biến chứng.
Phân biệt nguyên nhân cảm cúm, cảm lạnh
Cảm lạnh thông thường và cảm cúm đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhưng do các loại vius khác nhau gây ra.
Trong đó, cảm lạnh thông thường còn được gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên, có thể do nhiều loại virus gây ra và Rhinovirus chiếm phần lớn. Cảm cúm (cúm mùa) gây ra bởi virus cúm, thường do hai chủng virus cúm A và B.
Cảm lạnh và cúm mùa có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường gặp hơn cả là vào mùa khô lạnh như mùa đông hay cuối đông đầu xuân. Trẻ học mẫu giáo, tiểu học, là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Với cảm lạnh thông thường thì lứa tuổi trẻ hơn, sơ sinh và nhũ nhi cũng thường xuyên vì đây là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị virus xâm nhập và gây bệnh.
Các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh.
Triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm gần giống nhau: trẻ có thể bị nghẹt mũi, sổ mũi kèm theo đau họng, ho. Sự khác biệt lớn nhất là khi bị cảm cúm, trẻ sẽ bị sốt cao kéo dài 3 hoặc 4 ngày, kèm theo đau đầu, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.
Những hậu quả do cảm cúm, cảm lạnh
Đối với cảm lạnh, các triệu chứng khởi phát từ nhẹ đến nặng và có thể kéo dài 3 – 10 ngày mà thường không gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, nếu cha mẹ không chăm sóc đúng cách trẻ vẫn có thể phải đối mặt với một số biến chứng như: phát ban, viêm tiểu phế quản, sưng tuyến cổ,…
Đối với cảm cúm, các triệu chứng diễn tiến nặng nề và các biến chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Trong đó, trẻ em dưới 5 tuổi – đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm cao hơn. CDC Hoa Kỳ ước tính rằng từ năm 2010 đến năm 2020, số ca nhập viện liên quan đến cúm ở trẻ em dưới 5 tuổi dao động trong khoảng 6.000 đến 27.000 ca mỗi năm ở Hoa Kỳ. Các biến chứng của bệnh cảm cúm trẻ em có thể gặp bao gồm:
– Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản.
– Mất nước (khi cơ thể của trẻ mất quá nhiều nước và muối, thường là do lượng nước mất đi nhiều hơn lượng nước nạp vào).
Một số trường hợp trẻ có thể mắc các bệnh tim mạch hoặc hen suyễn, rối loạn chức năng não, xoang và nhiễm trùng tai, thậm chí biến chứng cúm có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như: khó thở, thở gấp, nôn mửa trong hơn 4 giờ, sau 5 ngày vẫn sốt, bỏ ăn, ho ra máu cần đưa trẻ tới bác sĩ để được can thiệp kịp thời. Ngoài ra, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu các phương pháp chăm sóc đúng cách khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm để rút ngắn thời gian bị bệnh và hạn chế tối đa biến chứng.
Một số giải pháp hay cho mẹ để hỗ trợ giảm cảm cúm, cảm lạnh cho con
– Cho trẻ nghỉ ngơi: Cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất 5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh để trẻ có nhiều thời gian tái tạo năng lượng và tránh lây nhiễm bệnh cho các bạn khi trẻ đi học.
– Ăn uống khoa học: Mẹ nên lựa chọn và chế biến những món ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ như sữa, cháo, soup,… đảm bảo 4 nhóm (bột, béo, đạm, rau). Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, sắt như trứng, thịt bò, rau có màu đỏ, xanh hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước, nên uống nước dừa, thức uống tăng cường điện giải. Hạn chế uống nước trái cây và nước có ga.
– Không tuỳ tiện cho trẻ uống kháng sinh: Cả cảm lạnh và cảm cúm đều do bị nhiễm virus mà kháng sinh không có tác dụng với virus nên nếu sử dụng kháng sinh “vô tội vạ” sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, thậm chí khiến tình trạng của trẻ ngày càng trầm trọng hơn.
Cha mẹ bé có thể tham khảo và chọn lựa một số loại thực phẩm BVSK cho trẻ như:
+ Thực phẩm BV sức khoẻ NibiCold hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, phù hợp với trẻ.
+ Thực phẩm hỗ trợ tăng đề kháng, tăng hệ miễn dịch, tăng sức khoẻ như Thực phẩm Siro NibiAmin để cha mẹ có thể tham khảo.
+ Thực phẩm Siro ho Nibifa khi thấy trẻ có dấu hiệu ho, ngứa, đau họng, viêm phế quản.
Đặt mua sản phẩm tại tổng đài miễn cước: 1800 1576
Hoặc tìm hiểu sản phẩm: Fanpage: https://www.facebook.com/duocphamninhbinhnibifa
Hoặc https://nibifa.vn/
Nguồn: Báo sức khoẻ, Nibifa