News

Who is most susceptible to hemorrhoids?

Bệnh trĩ là một vấn đề khá phổ biến nhưng không hề dễ dàng nói ra đối với người trong cuộc. 

1. Phụ nữ có thai có tỷ lệ mắc trĩ có thể đến 50%

Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động…. Phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu thêm những nguyên do khác, mà nhiều khi là “bất khả kháng”: Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.

2. Người làm việc văn phòng hay ngồi nhiều

Thực tế đáng báo động đang được cảnh báo là số lượng dân văn phòng bị bệnh trĩ càng lúc càng cao. Nguyên nhân không quá khó hiểu, bởi công việc văn phòng thường đòi hỏi người lao động phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động, làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng là một trong số những thủ phạm chính gây nên bệnh trĩ. Bên cạnh đó là lượng công việc nhiều, bận rộn căng thẳng dẫn đến không nạp đủ lượng nước cần thiết, kèm theo chế độ ăn bất cân bằng thiếu rau xanh, chủ yếu thức ăn nhanh và thường nhịn đi cầu nên rất dễ gây táo bón và mắc trĩ. Lời khuyên cho những người làm nghề này là nên đi lại khoảng 5 phút sau khoảng 1 giờ ngồi làm việc, cần sinh hoạt ăn uống điều độ và nên luyện tập thể thao đều dặn khoảng 30 phút mỗi ngày.

3.Tài xế lái xe

Tài xế lái xe cũng dễ mắc bệnh trĩ do ngồi lâu ở một chỗ ảnh hưởng đến lưu thông máu đến hậu môn, tăng áp lực tĩnh mạch vùng này nên dễ gây ra trĩ. Họ cũng thường nhịn đi đại tiện vì không có thời gian hay điều kiện lái xe đường dài không cho phép đã làm mất dần phản xạ đại tiện, ảnh hưởng đến nhịp độ và tần suất của đại tiện, gây táo bón thường xuyên và dẫn đến trĩ.

Người bệnh tự nhận biết bệnh trĩ: Cảm giác khó chịu vùng hậu môn, trực tràng. Sờ thấy khối trĩ sa ra bên ngoài. Khi đi ngoài thường thấy máu tươi ra nhiều hoặc ít.

4. Người lao động nặng nhọc

Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng, công nhân xây dựng,…) làm cho áp lực trong ổ bụng trong đó có áp lực tĩnh mạch trực tràng hậu môn tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nh iều năm làm các mạch này bị chùn dãn, gây ra trĩ.

5. Người bị táo bón lâu ngày và thường xuyên

Táo bón là một bệnh lý của đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng gặp nhiều lần trong đời. Đây là tình trạng đại tiện phân khô cứng, buồn đi vệ sinh mà không đi được. Khi bị táo bón mỗi lần đi vệ sinh phải rặn nhiều, áp lực xuống dồn xuống vùng hậu môn – trực tràng. Việc dồn áp lực lên hệ tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng này sẽ khiến chúng bị giãn nở quá mức và bị cọ sát mạnh. Vì vậy, nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch vùng này bị mất trương lực, dễ chảy máu nếu bị cọ sát mạnh vào thành hậu môn. Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

6. Phòng ngừa và giải pháp hạn chế bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay gặp nhưng đa số thường nhẹ và không quá nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên triệu chứng của nó thì gây khó chịu, giảm sự thoải mái và chất lượng cuộc sống của người bệnh, vì vậy cần thiết để tìm đến các giải pháp điều trị thích hợp.

Các giải pháp hạn chế bệnh trĩ có thể kể đến như: thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế ngồi lâu một chỗ, một tư thế, tăng vận động, chế độ ăn nhiều rau xanh, ăn ít đồ chiên dầu mỡ, hạn chế bia rượu, thuốc lá cùng với uống đủ nước, bổ sung trái cây, tập thói quen đi đại tiện đúng lúc và chỉ trong khoảng thời gian nhất định, không ngồi quá lâu.

 

7. Giải pháp thiên nhiên cải thiện triệu chứng tại chỗ của trĩ

Nếu đã thay đổi lối sống lành mạnh mà triệu chứng vẫn còn, thì cần thiết tìm đến các giải pháp nội khoa chưa can thiệp.

Các triệu chứng tại chỗ ở vùng hậu môn trực tràng gây đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc trĩ như: sưng viêm, đau rát, ngứa, sa búi trĩ, chảy máu khi đại tiện. Hemofa một sản phẩm giúp bạn cải thiện các triệu chứng tại chỗ của trĩ đồng thời giúp bạn ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Cơ chế tác động của TPBVSK Hemofa lên các búi trĩ là tăng sức bền thành mạch, làm mềm búi trĩ giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng, không chảy máu, không đau rát do cọ sát và vỡ thành mạch.

TPBVSK Hemofa có cơ chế chống viêm, chống loét cho những người bị bệnh trĩ khi đại tiện bị chảy máu và có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Ngoài tác động co búi trĩ, ngăn ngừa chảy máu, TPBVSK Hemofa còn có tác dụng điều hoà nhu động ruột và bài tiết, bổ dưỡng tỳ vị, bổ sung dinh dưỡng nuôi cơ thể, cải thiện chứng mệt mỏi và nâng cao sức miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát bệnh trĩ.

TPBVSK Hemofa có kết quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi người dùng tuân thủ đúng theo hướng dẫn như hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước mỗi ngày.

Sản phẩm không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, người tăng huyết áp.

TPBVSK Hemofa được cô đọng, bào chế tinh khiết, không tạp chất và theo công thức, tỷ lệ vàng đặc biệt, thích hợp với người có các biểu hiện và nguy cơ bị bệnh trĩ.

TPBVSK Hemofa thích hợp với người từ 16 tuổi trở lên.

Để tìm hiểu về sản phẩm có thể liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800 1576

Hoặc truy nhập website: https://nibifa.vn/ hoặc http://trihemofa.vn/