Tin Tức

Y học cổ truyền với bệnh tiểu đường

Trong y học cổ truyền không có bệnh danh “tiểu đường”. nhưng đối chiếu với các chứng trạng biểu hiện trên lâm sàng căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”, một chứng bệnh đã được nói đến rất sớm trong các y thư cổ như Hoàng đế nội kinh, Linh khu, Thiên kim yếu phương…  Biểu hiện chủ yếu của chứng bệnh này được người xưa gọi là “tam đa, nhất thiểu”, nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sút cân nhanh.

Từ thế kỷ IV – V trước công nguyên trong “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn” đã nhắc đến chứng “tiêu” hay “tiêu khát”. Trong sách “Hoàng đế nội kinh – Linh khu, Ngũ biến thiên”  có viết: “Ngũ tạng giai nhu nhược giả, thiện bệnh tiêu đan” có nghĩa là: Ngũ tạng nhu nhược dễ mắc bệnh tiêu. Trong “Ngoại trị bị yếu, Tiêu khát môn” viết: “Tiêu khát giả, nguyên kỳ phát động, thử tắc thận suy sở trí, mỗi phát tức tiểu tiện chí điềm” nghĩa là: Bệnh tiêu khát ban đầu do thận suy nên mỗi khi tiểu tiện nước tiểu có vị ngọt.

Theo Đại Y thiền sư Tuệ Tĩnh: Tiêu khát là chứng trên thì muốn uống nước, dưới thì ngày đêm đi tiểu rất nhiều, nguyên nhân do dâm dục quá độ, trà rượu không chừng, hoặc ăn nhiều đồ xào nướng, hoặc uống thuốc bằng kim thạch làm cho khô kiệt chất nước trong thận, khí nóng trong tâm cháy rực, tam tiêu bị nung nấu, ngũ tạng khô ráo, từ đó sinh ra chứng tiêu khát. Theo “Haải thượng Y tông tâm lĩnh, Y trung quan kiện”: Bệnh tiêu khát phần nhiều là do hỏa tiêu hao chân âm, ngũ dịch bị khô kiệt mà sinh ra.

Những nguyên nhân gây bệnh ” tiêu khát” 

Từ những ghi chép của y văn cổ qua các thời đại thấy có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh tiêu khát. Thứ nhất là do tiên thiên bất túc, tức nguyên khí bị hư. Thứ 2 là do hậu thiên: Do ăn uống thất điều, quá no hay quá đói, ăn nhiều chất béo, ngọt, tinh thần không ổn định, tình chí thất điều làm ảnh hưởng đến công năng của các tạng phủ. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi. Các nhân tố gây bệnh thường phối hợp với nhau gây ra những hội chứng bệnh trong bệnh tiêu khát.

Tiên thiên bất túc: Do bẩm tố tiên thiên bất túc, ngũ tạng hư yếu, tinh khí của các tạng đưa đến thận để tàng chứa giảm sút dẫn đến tinh khuy dịch kiệt mà gây ra chứng tiêu khát.

Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều đồ béo ngọt, uống quá nhiều rượu, ăn nhiều đồ cay nóng lâu ngày làm nung nấu, tích nhiệt ở tỳ vị, nhiệt tích lâu ngày thiêu đốt tân dịch mà gây ra chứng tiêu khát.

Tình chí thất điều: Do suy nghĩ, căng thẳng thái quá, do uất ức lâu ngày, lao tâm lao lực quá độ mà ngũ chí cực uất hóa hỏa. Hỏa thiêu đốt phế, vị, thận làm cho phế táo, vị nhiệt, thận âm hư. Thận âm hư dẫn đến tân dịch giảm, phế táo làm mất chức năng tuyên phát túc giáng, thông điều thủy đạo, không đưa được nước, tinh hoa của thủy cốc đi nuôi cơ thể mà dồn xuống bàng quang nên người bệnh khát nước, tiểu nhiều, nước tiểu có vị ngọt.

Phòng lao quá độ: Do đam mê tửu sắc, phòng lao quá độ làm thận tinh hao tổn, hư hỏa nội sinh làm tân dịch càng khuy kiệt. Cuối cùng thận hư, phế táo, vị nhiệt dẫn đến tiêu khát.

Dùng thuốc ôn táo kéo dài làm hao tổn tân dịch: Ngày xưa nhiều người thích dùng phương thuốc “Tráng dương chí thạch”, là loại thuốc táo nhiệt, làm tổn hại chân âm và sinh ra tiêu khát. Các thuốc tráng dương khác cũng thường có tính ôn táo, dùng lâu ngày cũng sinh táo nhiệt, hao tổn tân dịch mà gây bệnh.

Phân thể lâm sàng và điều trị

Người xưa quan niệm tiêu khát có 3 thể: Thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Cả 3 thể này đều biểu hiện tứ chứng cổ điển: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. Thượng tiêu khát (phế nhiệt) sẽ gây ra uống nhiều, trung tiêu khát (vị nhiệt) sẽ gây ra ăn nhiều, hạ tiêu khát (thận âm hư) sẽ gây ra đái nhiều.

Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về lịch sử, kinh tế, xã hội mà bệnh tật cũng thay đổi theo. Qua quá trình nghiên cứu và điều trị, người ta nhận thấy cách phân chia trước đây không còn phù hợp. Với những bệnh nhân đái tháo đường hiện nay các triệu chứng cổ điển rất mờ nhạt, thay vào đó là các biểu hiện khác như: Giảm thị lực, tăng huyết áp, thiểu năng động mạch vành, rối loạn chuyển hóa Lipid… Vì vậy dựa vào nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng mà phân ra các thể bệnh sau:

        • Thể vị âm hư, tân dịch khuy tổn.
        • Thể vị âm hư, vị hỏa vượng.
        • Thể khí âm lưỡng hư.
        • Thể thận âm hư.
        • Thể thận dương hư.

Việc điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Dùng thuốc theo lý luận y học cổ truyền để chữa bệnh và điều trị các biến chứng.

Liệu pháp Đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Dựa trên nguyên tắc: “trị bệnh trước khi có bệnh”, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, y học cổ truyền có phương pháp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc.

Liệu pháp không dùng thuốc: tập dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, đi bộ; ăn uống hạn chế chất bột đường, tăng cường rau, củ, trái cây có chỉ số đường thấp, sẽ giúp ổn định đường huyết cho người bệnh.

Sử dụng thuốc: y học cổ truyền có một số bài thuốc, vị thuốc hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh đái tháo đường type 2.

– Các vị thuốc đã được nghiên cứu:

+ Nhân sâm (Radix Ginseng): chứa các hoạt chất ginsenosides, polypeptide, polysaccharides. Cơ chế tác dụng: kích thích tiết insulin, bảo vệ tế bào tuyến tuỵ, tăng nhạy cảm insulin và thúc đẩy hấp thu đường của tế bào.

+ Hoàng liên (Coptis chinensis): hoạt chất là Berberine (một isoquinoline alkaloids), tác dụng có cơ chế như metformin (một thuốc hạ đường của y học hiện đại) do tăng sự hấp thu đường của tế bào tại mô cơ bắp, kích thích ly giải đường, ức chế hấp thu đường tại ruột.

Dây thìa canh:  giúp hạ đường huyết. Chủ trị: Tiểu tiện bí dắt, tiểu vàng đỏ, tiểu đường, táo bón do nhiệt. (Dược điển Việt Nam V, tập II)

    • Có tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tuỵ tạng, làm giảm glucoza– niệu, làm mất vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ. 

Hiện những vị thuốc trên đã được NIBIFA nghiên cứu và đưa vào sản phẩm Đường huyết Nibifa. Không chỉ 3 loại dược liệu trên, Đường huyết Nibifa còn bổ sung nhiều loại dược liệu khác, dựa trên nguyên tắc bài thuốc có các tác dụng chính như sau:

– Bổ khí (tăng quá trình hấp thu oxy để tạo năng lượng của tế bào, tăng cường khả năng hoạt động của cơ quan).

– Bổ âm, sinh tân dịch (tăng chuyển hoá các chất đường – đạm – mỡ và quá trình chuyển hoá nước của tế bào).

– Hoạt huyết (thúc đẩy sự lưu thông của máu, chống sự hình thành cục máu đông).

– Thanh nhiệt (chống viêm, tăng quá trình thải độc của cơ thể).

Đường huyết Nibifa có tác dụng: Hỗ trợ quá trình chuyển hoá đường, hỗ trợ giúp cải thiện chỉ số đường huyết, dành cho người lớn có chỉ số đường huyết cao, người bị rối loạn dung nạp glucose

Tham khảo sản phẩm: https://www.facebook.com/duonghuyetnibifa/