Theo thống kê, có 26% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Điều đáng nói, người mắc ung thư dạ dày đang dần trẻ hóa, đã phần dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ từ 20-25%. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống thiếu khoa học (ăn đêm và nhịn ăn sáng, ăn nhiều đồ chua, cay, nóng và đồ ăn nhanh…)
-
Tác hại của việc ăn đêm
Các nhà khoa học cho thấy, tất cả các bộ phận trên cơ thể người cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động, dạ dày cũng không ngoại lệ. Vì thế, việc ăn đêm khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi, và tình trạng này kéo dài sẽ tổn hại niêm mạc, dạ dày kém tiêu hóa và tăng nguy cơ đau dạ dày.
Ăn quá no vào buổi tối hay còn gọi là ăn đêm trước khi đi ngủ khiến dạ dày không tiêu hóa hết thức ăn. Chúng tích tụ lại gây chướng bụng và đầy hơi, hình thành nên cơn đau. Nếu bạn duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày dần bị suy yếu và gây ra nhiều bệnh lý khác như béo phì, bệnh về đường ruột, bệnh về dạ dày.
Ăn đêm, đặc biệt là ăn các thức ăn khó tiêu sẽ khiến trào ngược dạ dày khi ngủ. Bởi thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ mất khoảng vài tiếng để tiêu hóa. Nếu bạn ăn no xong rồi đi ngủ thì dễ khiến axit trong dạ dày lọt vào thực quản và dẫn đến hiện tượng đau tức ngực.
2. Nhịn ăn sáng có được không?
Nhiều người có thói nhịn ăn sáng hoặc cắt bớt bữa ăn trong ngày để giữ dáng mà không biết nhịn ăn thường xuyên có thể khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, gây đau ốm, bệnh tật nhất là bệnh đau dạ dày.
Khi nhịn ăn, dạ dày trống rỗng, chúng tiết ra acid dịch vị và co bóp tiêu hóa, lượng dịch vị tiết ra nhiều hoặc ít hơn nhu cầu sẽ gây kích thích các hoạt động co bóp mạnh hay yếu của dạ dày. Đây là tác nhân chính gây ra các cơn đau dạ dày khi đói.
Nếu acid dạ dày tiết ra ít hơn nhu cầu cần thiết thì quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị chậm trễ khiến thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày, gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu sau khi ăn. Nếu acid dạ dày tiết nhiều hơn bình thường, sẽ gây tác động ăn mòn niêm mạc dạ dày và xuất hiện ổ viêm hoặc loét dạ dày.
Đặc biệt, thói quen nhịn ăn sáng cũng rất nguy hiểm, nhịn ăn sáng gây đau dạ dày thường trầm trọng hơn nhịn những bữa khác trong ngày. Bởi, qua một đêm, thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa hết, dịch vị tiết ra, dạ dày co bóp sẽ gây đau dạ dày. Ngoài ra, nhịn ăn sáng sẽ khiến tế bào gan không đủ năng lượng để hoạt động để thanh lọc máu, các chất độc tích tụ ở gan ngày càng nhiều gây tổn thương gan, hủy hoại các tế bào gan, khiến gan bị hư hại, dễ gây bệnh viêm gan, xơ gan, suy gan.
3. Khắc phục và phòng ngừa thói quen ăn uống không tốt cho dạ dày?
Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, bệnh rất dễ kích hoạt nhưng cũng dễ ngăn ngừa bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt. Để phòng ngừa đau dạ dày bạn cần chú ý:
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Duy trì thói quen ăn uống khoa học là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa và cũng là cách ngăn chặn tình trạng đau dạ dày kích hoạt. Vì vậy, người bệnh nên chú ý:
- Có thói quen ăn sáng đầy đủ, ăn uống đúng bữa, đủ bữa, đúng giờ, nhịn ăn trong thời gian dài hoặc ăn uống thất thường, cơn đau bụng sẽ ngày càng nặng hơn.. Không nên để bụng đói quá, khi ăn nên nhai kĩ, ăn chậm.
- Nên ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các món sống, tái như gỏi, tiết can
- Nên uống đầy đủ nước cho cơ thể, tránh uống nhiều nước trước khi ăn và sau khi ăn n
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ để tránh áp lực co bóp cho dạ dày.
- Tránh uống bia, rượu, nước ngọt có ga, chất kích thích
- Hạn chế ăn vặt hay ăn các loại đồ chế biến sẵn ở ngoài hàng quá
- Tránh đi nằm ngay hay vận động mạnh khi vừa mới ăn no.
- Chú ý duy trì chế độ ăn nhạt, không nên nêm nếm quá nhiều muối hay gia vị khi chế biến thức ăn.
Ăn đúng bữa trong ngày
Nhịn ăn, ăn không đúng bữa, bữa đói bữa no là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Theo các bác sĩ, tham khảo các bữa ăn theo giờ như sau:
- Bữa sáng: 7 – 8 giờ, cách lúc thức dậy khoảng 30 phút.
- Bữa trưa: 12 giờ 30 cho đến 14 giờ.
- Bữa tối: 18 giờ đến 21 giờ.
Ban đêm, trước khi ngủ nếu đói có thể ăn thêm vài chiếc bánh quy hoặc uống cốc sữa ấm. Ngoài ra, người bệnh nên ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh để bụng quá đói hay ăn quá no, tránh khiến dạ dày làm việc quá sức.
4. GASTRO NB PLUS/ GASTRO NB PLUS NEW – Giải pháp cho tình trạng đau dạ dày hiệu quả
Để hỗ trợ điều trị đau dạ dày, người bệnh có thể dùng Gastro NB Plus/ Gastro NB Plus New. Đây là sản phẩm được Công ty CP Dược phẩm Ninh Bình (Nibifa) nghiên cứu và sản xuất, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của cơ quan kiểm nghiệm, được chứng minh có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng đau dạ dày. Qua kết quả sử dụng trên nhiều bệnh nhân, Gastro NB Plus/ Gastro NB Plus New giúp giảm đáng kể thời gian điều trị bệnh đau dạ dày, tình trạng bệnh nhanh chóng được phục hồi và ít tái phát bệnh.
Với thành phần thảo dược:
- Lá khôi: Lá khôi có tính kháng viêm, giúp làm giảm viêm và đau trong dạ dày. Nó có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Hương phụ: có tính chất kích thích tiêu hóa, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
- Cam thảo: Cam thảo có tính kháng viêm và làm dịu dạ dày. Bạn có thể dùng cam thảo để nấu súp hoặc nấu cháo.
- Đẳng sâm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác động tiêu cực từ thức ăn và tác nhân gây hại khác, giúp duy trì sức khỏe của dạ dày.
Gastro NB Plus/ Gastro NB Plus New có tác dụng:
- Trung hòa giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét
- Bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua.