Cứng khớp là gì?
Cứng khớp là tình trạng khó cử động các khớp, thường xuất hiện ở các đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (hai bên).
Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ban đầu khớp bị cứng mức độ nhẹ ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động. Theo thời gian, triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng và có thể khiến bệnh nhân không thể cử động ở vùng chi bị ảnh hưởng.
Cứng khớp thường diễn ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một tư thế bất động kéo dài, sau khi người bệnh có động tác gấp duỗi thì các khớp sẽ vận động dễ dàng hơn hoặc gần như bình thường (các bác sĩ thường gọi là dấu hiệu phá gỉ khớp), “thời gian phá gỉ khớp” thường mất khoảng 15-20 phút đến 1 giờ thậm chí có thể hơn 1 giờ.
Cứng khớp thường diễn ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một tư thế bất động kéo dài
Dấu hiệu nhận biết khớp bị cứng thường đi kèm với đau khớp, có thể gây khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc cần đến sự vận động của các khớp. Về lâu dài, tinh trạng này là biểu hiện cho những tổn thương về khớp, giảm chức năng vận động và có thể tàn phế.
Vì thế, hiểu về tình trạng này là rất cần thiết để người bệnh đi khám sớm, phát hiện các bệnh khớp mạn tính nếu có và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng bệnh lý có thể xảy ra.
Các vị trí thường xuất hiện tình trạng khô cứng khớp
- Đầu gối: Là là tình trạng tương đối phổ biến, nguyên nhân hay gặp do thoái hóa, viêm màng hoạt dịch khớp gối hoặc sau chấn thương. Triệu chứng cứng khớp gối cũng thường gặp trong trường hợp thoái hóa khớp thì sụn chêm ở khớp gối mỏng đi, lượng dịch bôi trơn khớp gối ít đi, dẫn tới khi đi lại người bệnh thấy vận động khó khăn và cảm giác như các đầu xương cọ vào nhau lạo xạo.
- Ngón tay: Được xem là một trong những triệu chứng điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Tình trạng thường xuất hiện vào buổi sáng, kéo dài dưới 30 phút (đối với bệnh thoái hóa khớp) và trên 45 phút (đối với bệnh viêm khớp dạng thấp). Đừng bỏ qua và nên đi khám để điều trị kịp thời, tránh các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng như viêm khớp, thoái hóa khớp ngón tay.
- Khớp cổ tay: Xuất hiện do chấn thương lâu ngày hoặc bó bột trong thời gian dài. Đây cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý như viêm màng hoạt dịch khớp do gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…
- Khớp cổ chân: Còn gọi là tình trạng giảm vận động khớp cổ chân. Khớp cổ chân bị khô cứng thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi sau 60.
Nguyên nhân cứng khớp
Khi gặp triệu chứng khớp bị cứng, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động. Tình trạng này có thể sẽ nặng hơn, kéo dài hơn khi mức độ viêm khớp tiến triển nặng lên. Cứng khớp trong thời gian ngắn ở khớp gối hoặc khớp háng xuất hiện sau khi ngồi kéo dài trong vài giờ khiến người bệnh khó khăn khi đi lại. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng khô cứng ở các khớp:
1. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp phổ biến, xuất hiện ở người nữ hơn ở nam, tuổi 30 – 50 . Đây là một rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các khớp khỏe mạnh.
2. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp có biểu hiện đặc trưng nhất là vôi hóa cầu xương giữa các đốt sống và dính khớp cùng chậu khiến cột sống mất khả năng di động. Triệu chứng thường gặp là đau và căng cứng ở khu vực hông, lưng dưới, đặc biệt là sau khi thức dậy hoặc một thời gian không vận động.
3. Thoái hóa khớp
Thoái hoá khớp là dạng viêm khớp thoái hóa do hao mòn khớp. Một số loại thoái hóa thường gặp:
- Thoái hoá khớp háng
- Thoái hoá khớp gối
- Thoái hóa khớp vai
- …
4. Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là tình trạng các b ịqaao hoạt dịch khớp có tình trạng viêm, màng hoạt dịch dày lên và ngày càng tiến triển. Tình trạng viêm này có thể hiện tượng đau và cứng khớp. Viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở hầu hết mọi khớp nhưng phổ biến nhất ở các khớp lớn hơn như khớp vai, khớp háng, khớp gối.
5. Ung thư xương
Dù đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Người bệnh bị ung thư xương thường bị đau khớp, đau xương và giảm vận động khớp.
6. Bệnh gout
Gout là bệnh viêm khớp liên quan đến rối loạn chuyển hóa protid trong cơ thể. Bệnh thường khởi phát đột ngột có xu hướng ảnh hưởng đến nam giới thường xuyên hơn nữ giới. Bệnh tiến triển nhanh, các triệu chứng đôi khi chỉ xuất hiện trong một đêm, thường là ở ngón chân cái với biểu hiện khớp cứng, sưng, nóng, đỏ, đau của khớp.
7. Lupus ban đỏ
Là bệnh tự miễn khác khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh như cơ và khớp. Khi bệnh lupus tấn công các khớp sẽ xuất hiện triệu chứng như sưng tấy, đau đớn…
8. Sau chấn thương
Sau chấn thương như té ngã, vận động thể thao quá mạnh, do tai nạn giao thông, bó bột hoặc sau phẫu thuật có thể khiến sụn bị tổn thương, trật khớp, gãy xương, các khớp ít vận động … dẫn đến khớp bị cứng. Do đó việc tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật xương khớp là rất cần thiết.
9. Lão hóa
Sau nhiều năm vận động, các khớp xương phải chịu nhiều áp lực và sẽ bị yếu đi. Tình trạng này được xem là một phần tất yếu của lão hóa. Cùng với sự già hóa của dân số, tỉ lệ người bị căn bệnh này trên thế giới tăng lên đáng kể…
Đối tượng dễ mắc bệnh
Cứng khớp là triệu chứng có thể gặp ở mọi giới tính và lứa tuổi. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh như:
- Lứa tuổi trung niên từ 30 – 50 tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới.
- Trong gia đình có người thân mắc bệnh liên quan đến khớp.
- Người có hệ miễn dịch kém.
- Những người đang mang thai hoặc mới sinh con.
- Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người thừa cân béo phì, người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá…
Tình trạng này có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh về xương khớp hoặc các bệnh liên quan đến xương khớp. Vì thế, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kéo dài triệu chứng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Các biến chứng nguy hiểm
Mất khả năng vận động
Tình trạng khớp bị co cứng thường xuất hiện ở các vùng khớp cử động thường xuyên. Nếu xuất hiện ở tay, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tới khả năng cầm nắm, mang vác. Nếu cứng khớp ở chân, việc đi lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Phần lớn bệnh nhân không thể cử động linh hoạt, tái phát triệu chứng khi vận động tại vùng khớp tổn thương. Người mắc bệnh lâu năm và người có bệnh nền viêm khớp dạng thấp có khả năng bị ảnh hưởng vĩnh viễn tới khả năng lao động.
Teo cơ khớp, biến dạng và tàn phế
Cứng khớp hoàn toàn có khả năng gây tàn phế nếu như không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Tại vị trí khớp không cử động lâu ngày sẽ hạn chế lưu thông máu, dẫn tới hiện tượng teo cơ, biến dạng khớp và dính khớp. Trong giai đoạn muộn mà không điều trị, người bệnh có nguy cơ bị tàn phế rất cao.
Ảnh hưởng đến tim mạch
Các bệnh tim mạch là biến chứng nghiêm trọng của tình trạng cứng khớp. Triệu chứng này khi không được chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương tim. Trong đó, biến chứng hở van tim thường xuất hiện khi bệnh tiến triển tới giai đoạn muộn. Với người bệnh cao tuổi, các biến chứng về tim có thể gây tử vong, rất khó phòng tránh.
Phòng tránh cứng khớp như thế nào?
Để tránh bị tình trạng này, mọi người cần duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục vừa sức và đều đặn, ăn uống đúng cách để có thể kiểm soát tốt cân nặng.
Người bệnh cần kết hợp tập thể dục hàng ngày để ổn định sức khỏe và loại bỏ biến chứng từ cứng khớp. Đi bộ 10 nghìn bước mỗi ngày cũng là cách được khuyến khích. Trong lúc đi, đừng quên đung đưa cánh tay để giải phóng endorphin, một hormone giảm đau tự nhiên giúp triệu chứng chuyển biến tích cực.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng sức khỏe cơ bắp và xương khớp như các bài tập tăng cường, các bài tập phạm vi chuyển động, các bài tập aerobic, bài tập thăng bằng…
- Lưu ý bổ sung các thức ăn giàu canxi, vitamin D, collagen (một thành phần của sụn khớp) có tác dụng giúp các khớp dẻo dai, khung xương chắc khỏe.
- Người cao tuổi có thể bổ sung thêm 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để đáp ứng đủ hàm lượng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Cần khám sức khỏe định kỳ, chú trọng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như thịt gia cầm, thịt heo, cá biển, tôm, cua, sò, lúa mì, lúa mạch, bổ sung đầy đủ vitamin B, D, K, calcium, sắt chứa trong rau, dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như dầu đậu nành, oliu, hạnh nhân…
- Chú ý tư thế ngủ góp phần làm tăng tuổi thọ của khớp xương như nằm nghiêng, nằm ngửa. Căn phòng khi nghỉ ngơi cần ấm áp và tránh bị gió lùa. Nếu trời lạnh nên đắp thêm chăn để ngăn lạnh hoặc ẩm ướt dễ gây cứng khớp. Trước khi ra khỏi giường cần tập các bài vận động đơn giản giúp khớp dẻo dai.
- Tắm nước nóng thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ bắp.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tạo tinh thần vui vẻ, phấn chấn.
Xương khớp Nibifa – Sản phẩm ưu việt dành cho người đau nhức xương khớp
Hiện nay, sử dụng thảo dược để điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp đang là xu hướng vì hiệu quả cao và an toàn với cơ thể, hạn chế được hầu hết các tác dụng phụ so với việc sử dụng thuốc tây.
Một trong số những dược phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp đang được nhiều người tin dùng hiện nay là viên xương khớp Nibifa.
Viên xương khớp Nibifa là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của công ty Dược phẩm Ninh Bình. Với cấu trúc là bài thuốc gồm 10 loại thảo dược quý như: Cẩu tích, Tục đoạn, Đương quy, Đỗ trọng, Phòng phong, Ngưu tất, Phá cố chỉ, Độc hoạt, Khương hoạt, Thổ phục linh… Đây là những thảo dược vừa có thể giảm đau, trị đau nhức xương khớp lại bồi bổ và lưu thông khí huyết, từ đó đưa các dưỡng chất đến các mô sụn bị tổn thương và tái tạo lại các tế bào mới, rất tốt cho người đau xương khớp.
Đặc biệt, trong thành phần của viên xương khớp Nibifa có bổ sung đạm thủy phân chứa 18 acid cùng chiết xuất salicin từ vỏ liễu trắng. Đây là hai thành phần rất ưu việt.
Viên xương khớp Nibifa – món quà sức khỏe cho người gặp các vấn đề về xương khớp
Đạm thủy phân chứa 18 acid amin không chỉ cung cấp dưỡng chất, cung cấp acid amin thiết yếu cho cơ thể mà còn giúp tăng hình thành collagen, đảm bảo sự hấp thụ đầy đủ canxi và bổ sung thành phần tạo nên sụn xương. Tăng cường và tự sửa chữa mô, hỗ trợ chữa lành vết thương.
Chiết xuất salicin từ vỏ liễu trắng có tác dụng giảm đau như aspirin nhưng lại an toàn lành tính hơn hẳn.
Với công thức ưu việt gồm những thành phần quý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Nibifa thực sự là món quà sức khỏe dành cho người thoái hóa khớp và có các vấn đề về xương khớp.
Để hiểu rõ hơn về TPBVSK Xương khớp Nibifa truy cập địa chỉ: https://xuongkhopdemo7.bicweb.vn/ hoặc liên hệ số điện thoại: 18001570 để được hỗ trợ.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nguồn:http://xuongkhopdemo7.bicweb.vn/cung-khop-la-gi-phong-tranh-cung-khop-nhu-the-nao–3425158
http://danviet.vn/xuong-khop-nibifa-san-pham-uu-viet-danh-cho-nguoi-thoai-hoa-khop-5020221921019…