Tin Tức

Một số thực phẩm nên ăn để dạ dày khoẻ mạnh

Các loại rau củ quả

Khoai lang, khoai tây: Hai loại củ này chứa hàm lượng tinh bột cao, sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể nó được chuyển đổi thành glucose giúp bảo vệ dạ dày rất hiệu quả. Tuy nhiên không nên ăn khi bụng đang đói.

Cải bắp: chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thụ hai loại vitamin này có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày.

Cà rốt: chứa rất nhiều Vitamin A. Theo các chuyên gia sức khỏe thì việc ăn cà rốt thường xuyên ngoài giúp bảo vệ mắt và tăng cường thị lực, còn giúp tăng cường chức năng của dạ dày và đường tiêu hóa, bảo vệ gan, lá lách và tăng cường hệ miễn dịch.

20 loại rau củ quả tốt nhất cho sức khỏe

Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bó xôi): có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Trong thành phần của rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột, dạ dày có thể được bảo vệ tốt.

Bí đỏ: Trong bí đỏ có chứa chất Pectin, chất giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung nước ép bí đỏ sẽ giúp bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa viêm loét dạ dày hay nhiễm trùng trên đường ruột.

Cải xanh: Không chỉ là loại rau giàu chất sắt, cải xanh còn cung cấp vitamin A, B, C, K… cho cơ thể của con người. Ăn cải xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ổn định, đẩy lùi triệu chứng đầy bụng khó tiêu, kích thích ăn và mang đến cảm giác ăn ngon miệng.

Cần tây: Cũng giống như cải xanh, cần tây có màu xanh đậm và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cực bổ ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc bảo vệ dạ dày hoạt động bình thường.

Cà tím: Trong quả cà tím thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều loại vitamin như Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và những khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm, magiê, mangan, kali…ngoài ra còn có chất béo, đường, protid hay cellulose. Ăn nhiều cà tím sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

 

Các loại gia vị

Tỏi: Nghiên cứu cho thấy tỏi có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm loét, đau dạ dày hiệu quả. Người bị đau dạ dày có thể ăn tỏi nhưng phải ăn đúng, ăn đủ; không nên ăn nhiều.

Tía tô kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư

Tía tô: Theo một số tài liệu, tía tô chứa một số thành phần của glucosid và tanin, chất này có tác dụng rất tốt trong việc làm se các vết loét, chống viêm và giảm sự gia tăng axit của dạ dày.

Lá bạc hà: Bạc hà vô cùng hữu ích cho cơ thể, trà bạc hà tươi giúp thư giãn các cơ dạ dày. Nó cũng giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa; điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn bị chứng khó tiêu hoặc đầy hơi.

 

Các chất Đạm

Phân biệt đạm động vật và đạm thực vật | Vinmec

Thực phẩm ít chất béo có chứa hàm lượng protein cao bao gồm thịt nạc, cá, gia cầm da, sản phẩm đậu nành, đậu, sữa ít béo và sữa chua ít chất béo.

 

Hoa quả

Chuối: được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

Táo: có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.

Hồng xiêm: cung cấp phong phú polyphenolic – một chất có lợi cho đường tiêu hóa. Hồng xiêm sẽ giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, giúp làm sạch dạ dày dẫn đến ổn định tiêu hóa, tránh các triệu chứng bệnh đại tràng. Các khoáng chất dồi dào có trong loại quả này cũng giúp cho việc hình thành các enzyme cần thiết trong dạ dày, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giữ cho đường tiêu hóa của bạn luôn sạch sẽ.

Các loại thanh long phổ biến, cách chọn mua và bảo quản thanh long tươi lâu

Thanh long: là một loại quả có mức năng lượng thấp, thành phần protein hòa tan rất cao, vì thế nó còn có tác dụng giảm cholesterol, nhuận tràng, phòng trừ ung thư trực tràng. Các hạt giống như hạt vừng đen có trong quả thanh long còn có tác dụng thúc đẩy sự tiêu hóa của dạ dày.