1. Loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày là một chỗ mòn đoạn niêm mạc đường tiêu hóa, điển hình là ở dạ dày (loét dạ dày) hoặc vài cm đầu tiên của tá tràng (loét tá tràng)
Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.
Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.
2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Hầu như tất cả các vết loét đều do nhiễm Helicobacter pylori hoặc dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gây ra
2.1 Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)
Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axít.
2.2 Sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm
Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng
2.3 Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ phát sinh loét và các biến chứng của loét. Ngoài ra, hút thuốc làm giảm khả năng lành vết loét và tăng tỷ lệ tái phát
2.4 Tiền sử gia đìn
h có trong 50 đến 60% số trẻ bị loét tá tràng.
Loét có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, bao gồm cả sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người lớn độ tuổi trung niên.
Vết loét có thể có kích thước từ vài mi-li-mét đến vài cm. Vết loét được phân biệt với các vết trợt theo độ sâu phần xuyên thấu; vết trợt có ở nông hơn và không liên quan đến lớp cơ niêm.
3. Triệu chứng thường gặp khi bị viêm loét dạ dày
Triệu chứng của bệnh loét dạ dày phụ thuộc vào vị trí loét và tuổi của bệnh nhân; nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi, có ít hoặc không có triệu chứng. Đau là triệu chứng phổ biến nhất, thường ở thượng vị và giảm sau khi ăn hoặc sau khi dùng thuốc trung hòa axit. Đau được mô tả là nóng rát, cồn cào hoặc đôi khi cảm giác đói. Thường là mạn tính và tái phát. Chỉ có khoảng một nửa số bệnh nhân biểu hiện triệu chứng.
Các triệu chứng loét dạ dày thường không có đặc điểm cố định (ví dụ: đôi khi ăn uống làm đau trầm trọng hơn là làm giảm đau). Điều này đặc biệt đúng đối với loét hang môn vị, thường có liên quan đến các triệu chứng tắc nghẽn (ví dụ: chướng, buồn nôn, nôn) do phù nề và sẹo gây ra.
4. Các biến chứng của dạ dày – tá tràng
Thủng dạ dày-tá tràng: dấu hiệu của thủng là hiện tượng đau bụng dữ dội đột ngột.
Xuất huyết tiêu hóa trên: Chảy máu ở vết viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của một vết loét chảy máu bao gồm các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen.
Hẹp môn vị: đây là dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị-tá tràng, gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày, làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của hẹp môn vị như là nôn mửa, bụng óc ách thức ăn cũ và sút cân nhanh.
5. Giải pháp ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả
5.1 Điều chỉnh thói quen ăn uống:
Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn. Không bỏ bữa hay ăn trễ giờ. Ăn chậm, nhai kỹ. Không vừa ăn vừa uống. Không ăn trước khi đi ngủ và không hoạt động ngay sau khi ăn
5.2 Giảm cân:
Tránh dịch dạ dày bị dư thừa và đẩy axit vào thực quản dẫn đến ợ chua, ợ hơi gây hại dạ dày
5.3 Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid và chất kích thích như:
+ Ớt, mù tạt, hạt tiêu tránh gây kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị dễ gây tổn thương dạ dày.
+ Thực phẩm chua: Sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày, nếu bạn ăn cóc, xoài, chanh, dưa muối,… lúc bụng rỗng có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần dạ dày sẽ viêm, loét.
+ Đồ uống có ga: Khi uống nước có ga lượng khí được sinh nhiều trong dạ dày sẽ làm nó phình to, kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn.
+ Cà phê: Có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid làm tăng nồng độ acid trong dạ dày.
+ Rượu bia: Đồ uống có cồn có thể gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến dạ dày dễ bị viêm, loét và xuất huyết.
+ Muối: Vi khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Nếu ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong loại vi khuẩn này, khiến chúng trở nên độc hại hơn
5.4 Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, stress, thức khuya
5.5 Sử dụng thảo dược giảm viêm loét, ngăn ngừa viêm loét
TPBVSK Gastro NB, Gastro NB Plus, Gastro NB Plus New hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
Kế thừa từ bài thuốc gia truyền của PGS.TS. Mai Tất Tố (Nguyên Giảng viên Đại học Dược Hà Nội), Trung tâm nghiên cứu đã nghiên cứu, cải tiến và phát triển sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt chuẩn GMP thuốc, thực phẩm BVSK để gia tăng công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Với tác dụng của các hoạt chất từ những thảo dược như: đảng sâm, bạch truật, lá khôi, mộc hương bắc, ô tặc cốt, cam thảo bắc…, sản phẩm Gastro NB, Gastro NB PLus, Gastro NB Plus New góp phần giúp sức khỏe dạ dày của người bệnh cải thiện. Các thảo dược lành tính này còn tạo ra lớp màng bảo vệ, làm lành nhanh vết loét niêm mạc dạ dày, khiến Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP – một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng), không có môi trường sinh sống và tự đào thải.
Ngoài việc giúp giảm đau, lành nhanh viêm loét, Gastro NB Plus góp phần bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược do viêm loét dạ dày, tá tràng gây ra.
Gastro NB, Gastro NB Plus, Gastro NB Plus New có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và các kênh online chính thống của Nibifa. Tư vấn sản phẩm miễn cước: 18001576 Đăng ký tư vấn mua hàng tại: http://dadaykhoemanh.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/Gastronbplus/ Gastro NB Plus XNQC số 1730/2021/XNQC-ATTP. Bộ Y tế cấp ngày 24/6/2021. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |